info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký đầu tư vào Việt Nam

” Hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký đầu tư vào Việt Nam Ngày nay, càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài( NĐNN) muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam khi thị trường Việt Nam được xem là một môi trường đầu tư khá hấp dẫn khi Chính phủ luôn có các chính sách thu hút đầu tư như hỗ trợ, ưu đãi đầu tư, bảo đảm đầu tư, không ngừng tham gia các hiệp định thương mại quốc tế giữa các quốc gia và khu vực. Nhưng nhiều nhà đầu tư nước ngoài còn khá là lúng túng trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư khi muốn đầu tư vào Việt Nam, với hơn 08 năm kinh nghiệm trong tư vấn về đầu tư vào Việt Nam, công ty luật Minh Anh sẽ tư vấn cho khách hàng về trình tự thủ tục đăng ký đầu tư vào Việt Nam.

Hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký đầu tư vào Việt Nam

Đầu tư được hiểu là hoạt động nhà đầu tư bỏ vốn vào thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.

Nhà đầu tư muốn sử dụng tài sản của mình để vào Việt Nam thực hiện các hoạt động kinh doanh thì cần phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cơ quan nhà nước có thể nắm bắt được thông tin về nhà đầu tư, số vốn đầu tư vào Việt Nam, loại hình đầu tư, … để có thể quản lý cũng như bảo đảm đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho nhà đầu tư.

Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam cần làm thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư hoặc thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tùy thuộc vào quy mô, địa điểm thực hiện dự án đầu tư.

Thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư

Các nhà đầu tư tiến hành thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam thuộc các trường hợp được quy định tại điều 30,31,32 của Luật đầu tư 2014 thì cần phải xin quyết định chủ trương đầu tư từ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh theo trình tự thủ tục tương ứng được quy định tại điều 33,34,35 Luật đầu tư 2014. Có thể thấy các dự án nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoặc hoặc các dự án có tác động, ảnh hưởng lớn tới môi trường, dân cư, sử dụng diện tích đất đai lớn, có quy mô vốn đầu tư thực hiện dự án tương đối lớn, đầu tư vào một số ngành kinh tế trọng điểm như dầu khí, viễn thông, … thì cần phải xin quyết định chủ trương đầu tư.

Các dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc các trường hợp được quy định tại điều 30,31,32 luật đầu tư 2014 thì không cần phải xin quyết định chủ trương đầu tư mà sẽ phải thực hiện xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo trình tự thủ tục được trình bày tại mục 2.

Từ đây có thể thấy rằng, việc đầu tiên nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện khi muốn thực hiện dự án đầu tư ở Việt Nam là có một bản đề xuất dự án với xác định rõ lĩnh vực đầu tư, quy mô vốn đầu tư, địa điểm thực hiện dự án, số lượng lao động cần sử dụng, đánh giá tác động môi trường,… để xem xét dự án của mình có thuộc trường hợp có cần xin quyết định chủ trương đầu tư hay không theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nói một cách khái quát nhất, Nhà đầu tư nước ngoài khi xin Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư cần phải chuẩn bị hồ sơ và các thông tin cơ bản sau đây:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Đề xuất dự án đầu tư thể hiện rõ nhà thực hiện dự án, quy mô vốn và phương thức huy động vốn, địa điểm và thời gian thực hiện dự án, tiến độ thực hiện dự án, số lượng lao động cần sử dụng, đánh giá hiệu quả kinh tế, đánh giá tác động môi trường, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư;
  • Các loại giấy tờ chứng minh năng lực của nhà đầu tư như: bản sao báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, tổ chức tài chính, bảo lãnh năng lực tài chính, giấy tờ chứng minh năng lực của nhà đầu tư trong lĩnh vực đầu tư như các loại dự án tương tự đã thực hiện;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án hạn chế chuyển giao công nghệ:
  • Tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
  • Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).

Trong thời hạn luật định cơ quan đăng ký đầu tư cùng các cơ quan liên ngành có liên quan sẽ xem xét đánh giá hồ sơ để ra quyết định phù hợp.

  • Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Mục đích của đăng ký đầu tư là để cơ quan quản lý nhà nước có thể nắm bắt được thông tin về hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đồng thời cũng là cơ sở để nhà đầu tư nước ngoài được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Như đã giải đáp ở trên, nếu không thuộc các trường hợp phải xin quyết định chủ trương đầu tư ở trên thì nhà đầu tư nước ngoài cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại khoản 1 điều 36 Luật đầu tư 2014.

Trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

  • Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các Điều 30, 31 và 32 của Luật đầu tư 2014, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
  • Đối với trường hợp không thuộc diện xin quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp một bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1 điều 33 Luật đầu tư 2014 đến cơ quan đăng ký đầu tư để được xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ để ra quyết định phù hợp. Nếu từ chối thì nhà đầu tư sẽ được thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối.
  • Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

+ Nếu nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

+ Nếu các dự án nằm ngoài các khu trên thì Sở kế hoạch và đầu tư có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Như vậy, có thể thấy để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thì hệ thống luật pháp Việt Nam đã tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần thực hiện duy nhất một thủ tục đăng ký đầu tư đó là xin quyết định chủ trương đầu tư hoặc xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư đầu tư thực hiện dự án thuộc diện xin quyết định chủ trương đầu tư chỉ cần nộp hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư đồng thời sẽ được cấp luôn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không cần thực hiện thủ tục hai lần.

Bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào khi muốn tham gia vào một “sân chơi” đều cần tuân thủ “ luật chơi” được đặt ra, do đó, nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào thị trường kinh tế ở Việt Nam thì cũng cần phải tuân thủ chính sách pháp luật do Nhà nước đặt ra. Các quy phạm pháp luật được đặt ra để đảm bảo công bằng cho tất cả các chủ thể tham gia đầu tư vào Việt Nam. Đó cũng là quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư nếu muốn được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi có tranh chấp xảy ra khi đầu tư tại Việt Nam. Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền, mọi việc luôn luôn sống và tuân thủ pháp luật, chính vì vậy mà nhà đầu tư muốn được bảo vệ quyền lợi một cách tối đa thì cũng cần sống và tuân thủ chính sách pháp luật của Việt Nam, trong đó tuân thủ các quy định về đăng ký đầu tư chính là cơ sở để tạo quyền cho nhà đầu tư. Cần tư vấn rõ hơn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm của công ty luật Minh Anh chúng tôi.

⇒ Chúng tôi,  Luật sư  tư vấn đầu tư hiện đang làm việc tại công ty luật Minh Anh rất vinh dự được là đơn vị đại diện tư vấn và hỗ trợ ” Hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký đầu tư vào Việt Nam ” cho quý khách hàng. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại dịch vụ tốt nhất với mức chi phí ưu đãi.