info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Hướng dẫn đăng ký bảo hộ thương hiệu

✔️ Việc bảo hộ tốt quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta. Nó tạo ra một hành lang pháp lý an toàn bảo đảm cho các cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên thị trường. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình là vô cùng cần thiết và hữu ích trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình đăng ký và cấp Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu được xem là khá khó khăn. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Luật Minh Anh sẽ hướng dẫn đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của Quý khách hàng.

Hướng dẫn đăng ký bảo hộ thương hiệu

Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu

✔️ Với đội ngũ luật sư và chuyên gia tư vấn dày dạn kinh nghiệm, tốt nghiệp từ những cơ sở đào tạo danh tiếng, chúng tôi cam kết cung cấp tới khách hàng các dịch vụ pháp lý tốt nhất. Thế mạnh của Luật Minh Anh là tư vấn doanh nghiệp, đầu tư, mua bán-sáp nhập, sở hữu trí tuệ, tư vấn hợp đồng, giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, hôn nhân và đại diện tham gia tố tụng. Ngoài ra, Luật Minh Anh cũng vươn lên mạnh mẽ và khẳng định mình trong các lĩnh vực như tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn tuân thủ nội bộ doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp thương mại, hợp đồng.

✔️ Với thế mạnh trên, Luật Minh Anh sẵn sàng hướng dẫn đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của bạn một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Các bước hướng dẫn đăng ký bảo hộ thương hiệu

Bước 1. Soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Thành phần hồ sơ bao gồm:

– 02 bản Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải ghi rõ tên chủ đơn, mô tả màu sắc, cấu tạo của nhãn hiệu, phân loại sản phẩm dịch vụ);

– 01 Mẫu nhãn hiệu (được in rõ nét, đều màu, bao gồm: 06 nhãn được đặt trên cùng khổ giấy A4);

– Giấy ủy quyền (trong trường hợp Quý khách ủy quyền cho Luật Minh Anh thực hiện thủ tục đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ).

Bước 2. Sau khi đã soạn thảo xong hồ sơ, bạn sẽ nộp bộ hồ sơ đầy đủ tại bộ phận một cửa của Cục Sở hữu trí tuệ.

Sau khi đã nộp hồ sơ đăng ký, bạn sẽ phải nộp phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tương ứng với số lượng mẫu nhãn, nhóm sản phẩm/dịch vụ bạn đã đăng ký

Bước 3. Cục sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định hình thức đối với đơn đăng ký nhãn hiệu trong vòng 01-02 tháng kể từ thời điểm nhận được đơn đăng ký nhãn hiệu.

Sau thời gian này, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định chấp nhận hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đầy đủ điều kiện và hợp lệ về hình thức theo quy định của pháp luật.

Bước 4. Trong vòng 02 tháng, đơn đăng ký nhãn hiệu của Quý khách sẽ được lên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ.

Bước 5. Trong vòng 09- 12 tháng kể từ ngày có quyết định chấp nhận hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu, Cục sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định nội dung.

Bước 6. Sau 01-02 tháng kể từ khi có thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Quý khách sẽ lên nhận kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại bộ phận một cửa của Cục sở hữu trí tuệ.

Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký

Bước 1. Bạn truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (IP LIB)

Bước 2. Nhập thông tin vào các ô tìm kiếm. Nhập tên nhãn hiệu của bạn vào trường thông tin “Nhãn hiệu tìm kiếm”.

Ví dụ: Bạn nhập chữ “Nestle” vào ô đối diện thanh công cụ “Nhãn hiệu tìm kiếm”

Bước 3. Nhập thông tin về nhóm sản phẩm, dịch vụ vào ô “Nhóm SP/DV”.

Để thực hiện được bước này, bạn cần phải tra cứu bảng hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế Nice để phân loại các sản phẩm, dịch vụ của công ty mình hợp lý, chính xác.

Ví dụ: sản phẩm sữa bột -> phân nhóm 29: Thịt, cá, gia cầm và thú săn; Chất chiết ra từ thịt; Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt, mứt quả; Trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa; Dầu thực vật và mỡ ăn.

Như vậy, bạn nhập số 29 vào ô thông tin đối diện chữ “Nhóm SP/DV”.

Bước 4. Để cụ thể hoặc rõ ràng hơn về nhãn hiệu mình dự định đăng ký, bạn có thể chọn các trường thông tin khác để nhập liệu. Ví dụ cột “Tên sản phẩm/dịch vụ”, bạn có thể tìm kiếm cụ thể mặt hàng, dịch vụ của mình.

Ví dụ như, công ty bạn kinh doanh sản phẩm “xe ô tô” thì bạn có thể nhập “xe ô tô” vào cột đối diện chữ “tên sản phẩm/dịch vụ”.

Bước 5. Sau khi đã nhập đầy đủ thông tin, bạn ấn nút tìm kiếm

Bước 6. Các nhãn hiệu bao gồm: nhãn hiệu đã được cấp văn bằng, nhãn hiệu đã nộp đơn mà bị từ chối, nhãn hiệu đã nộp đơn mà đang trong quá trình thẩm định nội dung hoặc các nhãn hiệu đang trong quá trình thẩm định hình thức cũng được hiển thị.

Đăng ký nhãn hiệu thương hiệu độc quyền là gì ?

✔️ Đăng ký nhãn hiệu thương hiệu độc quyền là quá trình mà một cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu bảo vệ pháp lý cho một tên, ký hiệu, biểu tượng hoặc logo mà họ sử dụng để định danh và phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của họ khỏi các sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác. Khi nhãn hiệu được đăng ký, người sở hữu sẽ có quyền độc quyền sử dụng và khai thác nhãn hiệu trong một thị trường cụ thể hoặc toàn cầu, tùy theo phạm vi đăng ký.

✔️ Việc đăng ký nhãn hiệu thương hiệu độc quyền mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:

Bảo vệ pháp lý: Đăng ký nhãn hiệu tạo ra một cơ chế pháp lý để ngăn người khác sử dụng hoặc sao chép nhãn hiệu của bạn mà không có sự cho phép. Nếu ai đó vi phạm quyền độc quyền của bạn, bạn có thể thực hiện các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền của mình.

Tạo giá trị thương hiệu: Một nhãn hiệu độc quyền tạo ra giá trị thương hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Người tiêu dùng có thể liên kết những phẩm chất và giá trị với nhãn hiệu của bạn, giúp tạo ra sự tín nhiệm và lòng tin từ phía họ.

Ngăn ngừa nhầm lẫn: Việc đăng ký nhãn hiệu giúp tránh tình trạng nhầm lẫn giữa các sản phẩm hoặc dịch vụ có tên tương tự, đảm bảo rằng người tiêu dùng không bị nhầm lẫn về nguồn gốc hoặc chất lượng.

Tạo ra quyền tài sản: Nhãn hiệu đăng ký có thể được xem như một tài sản có giá trị trong tài chính của doanh nghiệp. Nó có thể được sử dụng như tài sản thế chấp cho vay vốn hoặc trong các giao dịch kinh doanh khác.

✔️ Quá trình đăng ký nhãn hiệu thường thực hiện thông qua cơ quan chính phủ có thẩm quyền, chẳng hạn như cơ quan về sở hữu trí tuệ. Trong một số trường hợp, quyền đăng ký có thể bị từ chối nếu tên, biểu tượng hoặc logo đã bị đăng ký trước đó hoặc vi phạm các quy định liên quan đến sự độc quyền và sự phân biệt.

✅ Với Lưu ý rằng quy trình và quyền lợi liên quan đến đăng ký nhãn hiệu có thể thay đổi tùy theo pháp luật hiện hành. Để biết thêm thông tin chi tiết về việc đăng ký nhãn hiệu, Quý khách nên tham vấn với luật sư hoặc cơ quan chính phủ có thẩm quyền hoặc có thể tham khảo chi tiết hơn trong bài biết Đăng ký nhãn hiệu độc quyền.