Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền sản phẩm hàng hóa
” Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền sản phẩm hàng hóa” ->Trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng cao, bất kỳ ai cũng muốn hàng hóa của mình có được sự tin tưởng và lựa chọn của người tiêu dùng. Và cũng không có nhà sản xuất, kinh doanh nào muốn hàng hóa, dịch vụ của mình bị giả mạo hoặc bị nhầm lẫn so với hàng hóa của nhà sản xuất, kinh doanh khác. Do vậy, một trong những mục tiêu đảm bảo tính cạnh tranh của hàng hóa là sự phân biệt hàng hóa của cá nhân, tổ chức này với hàng hóa của cá nhân, tổ chức khác. Nhãn hiệu ra đời để thực hiện mục tiêu đó. Và để cá nhân, tổ chức bảo vệ được quyền của mình đối với nhãn hiệu, đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền sản phẩm hàng hóa.
Thế nào là nhãn hiệu độc quyền sản phẩm hàng hóa
Dựa vào các định nghĩa về nhãn hiệu được đưa ra trong các Điều ước quốc tế cũng như trong pháp luật quốc gia, có thể đưa ra khái niệm về nhãn hiệu độc quyền sản phẩm hàng hóa như sau: Nhãn hiệu độc quyền sản phẩm hàng hóa là một dấu hiệu hoặc tổ hợp của các dấu hiệu gắn với một hoặc một số hàng hóa của một chủ thể để phân biệt với các hàng hóa của các chủ thể khác.
Theo đó, đăng ký nhãn hiệu độc quyền sản phẩm hàng hóa là hoạt động của chủ thể có quyền tiến hành thực hiện các trình tự, thủ tục và thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm được Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu độc quyền sản phẩm đó.
Chức năng của nhãn hiệu độc quyền sản phẩm hàng hóa
Thứ nhất, về chức năng phân biệt hàng hóa của nhãn hiệu độc quyền sản phẩm hàng hóa. Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa rất đa dạng và phong phú, người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa chỉ yếu dựa vào các dấu hiệu hay nhãn hiệu độc quyền hàng hóa mà các nhà sản xuất kinh doanh gắn trên sản phẩm hay bao bì. Như vậy, nhờ có nhãn hiệu độc quyền hàng hóa mà người tiêu dùng có thể xác định được hàng hóa này với hàng hóa khác, chọn được hàng hóa mình yêu thích.
Thứ hai, về chức năng thông tin nguồn gốc hàng hóa của nhãn hiệu độc quyền sản phẩm hàng hóa. Người tiêu dùng quyết định chọn mua một sản phẩm nào đó mà không hề do dự vì trước đât họ đã mua hàng hóa đó rồi và đã biết hàng hóa của nhà sản xuất nào và hoàn toàn tin tưởng vào hàng hóa của nhà sản xuất đó. Như vậy, chỉ cần nhìn vào nhãn hiệu độc quyền sản phẩm hàng hóa, người tiêu dùng sẽ biết được nguồn gốc của hàng hóa đó.
Thứ ba, về chức năng thông tin về sản phẩm của nhãn hiệu độc quyền sản phẩm hàng hóa. Người tiêu dùng mua hàng hóa vì họ hài lòng về chất lượng, giá cả của hàng hóa đó. Họ chọn mua hàng hóa đó vì họ biết được chất lượng của hàng hóa được chế tạo từ vật liệu gì, hàng hóa đó phù hợp với nguồn tài chính của họ và nhiều thông tin khác về sản phẩm đó. Như vậy, nhãn hiệu độc quyền sản phẩm hàng hóa có chức năng thông tin gián tiếp về sản phẩm.
Thứ tư, về chức năng quảng cáo của nhãn hiệu độc quyền sản phẩm hàng hóa. Thông qua vai trò cá thể hóa sản phẩm, màu sắc, sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa còn thực hiện chức năng quảng cáo sản phẩm cho sản phẩm cho nhà sản xuất để sản phẩm có thể sớm đến được với người tiêu dùng.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền sản phẩm hàng hóa
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm:
+ 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
+ 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo, giống nhau về kích thước, kiểu dáng và màu sắc, được dán trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu và mẫu đi kèm bên ngoài.
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí;
+ Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
+ Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
+ 01 giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
+ Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
+ Tài liệu xác nhận quyền đăng ký, bao gồm: 01 bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh, 01 bản sao giấy phép hoặc quyết định hoặc giấy phép thành lập, 01 bản sao điều lệ hoạt động của tổ chức hoặc doanh nghiệp;
+ Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn là: Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
Bước 2: Thẩm định hình thức: Cục sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định hình thức đơn đăng ký, theo đó:
- Nếu đơn không có sai sót thì ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
- Nếu đơn có sai sót thì thông báo dự định từ chối, chấp nhận đơn hợp lệ để chủ đơn sửa chữa và nộp lại trong thời hạn quy định. Nếu chủ đơn không sửa chữa hoặc phản đối thì Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ. Trong trường hợp này, chủ đơn có quyền khiếu nại đến Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền.
- Thời hạn: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Bước 3: Công bố đơn hợp lệ: Đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu được công bố trên Cổng báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
Bước 4: Thẩm định nội dung:
- Nếu đơn cần sửa chữa thì Cục sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu độc quyền sản phẩm để chủ đơn tiến hành sửa chữa và bổ sung trong thời hạn quy định.
- Nếu đơn đáp ứng yêu cầu bảo hộ thì Cục sở hữu trí tuệ thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và yêu cầu nộp phí.
- Thời gian: không quá 09 tháng kể từ ngày này nộp đơn.
Bước 5: Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu độc quyền sản phẩm hàng hóa và yêu cầu nộp phí:
- Chủ đơn nộp phí đúng thời hạn và đầy đủ thì tiến hành bước tiếp theo.
- Chủ đơn không nộp lệ phí thì thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 6: Đăng bạ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền sản phẩm hàng hóa.
Bước 7: Công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền sản phẩm hàng hóa.
Nếu muốn được giải đáp thắc mắc về Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền sản phẩm hàng hóa hoặc tìm hiểu kiến thức về xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, đầu tư, hợp đồng. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo số Hotline: 0938 834 386 hoặc địa chỉ email: info@luatminhanh.vn.,