info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền

✅ Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thủ tục đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ các quy định pháp lý cũng như các thủ tục hành chính liên quan. Bài viết dưới đây của Luật Minh Anh sẽ giúp quý độc giả hiểu chi tiết hơn về quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm các giấy tờ sau:

+ Tờ khai (Theo mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định 65/2018/NĐ-CP), số lượng: 02 bản;

+ Mẫu nhãn hiệu, số lượng: 05 mẫu

+ Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận;

– Trường hợp nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù, nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý thì phải có bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng hoặc đặc thù của sản phẩm mang nhãn hiệu;

– Trường hợp nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương thì cần phải có bản đồ khi vực địa lý;

– Trường hợp nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương thì cần phải có văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu;

+ Giấy uỷ quyền (trong trường hợp đơn đăng ký được nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký trong trường hợp người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên trong trường hợp yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí. Trong trường hợp chủ đơn nộp phí, lệ phí thông qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vao tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Hình thức nộp đơn

Người nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền có thể lựa chọn các hình thức nộp hồ sơ sau

a) Nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu chính;

✅Với hình thức này, chủ đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

Nộp trực tiếp:

+ Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ: Số 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố HCM.

b) Nộp trực tuyến

+ Với hình thức nộp đơn trực tuyến, chủ đơn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

+ Người nộp đơn cần phải đăng ký tài khoản Dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản đăng ký.

+ Người nộp đơn cần phải có chứng thư số và chữ ký số.

Quy trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ đơn, người được uỷ quyền thực hiện đăng ký nhãn hiệu độc quyền nộp hồ sơ đăng ký theo một trong các hình thức nêu trên.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, chuyên viên kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn đăng ký:

+ Trường hợp đơn được coi là hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp thuận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không được coi là hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ. Trong văn bản phải ghi rõ lý do, các thiếu sót. Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày nhận được thông báo, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn  nếu:

  • Người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu;
  • Người nộp đơn không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác.

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp thuận đơn hợp lệ, đơn đăng ký sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Nội dung công bố đơn bao gồm:

  • Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh mục hàng hoá, dịch vụ

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Cục Sở hữu trí tuệ xem xét khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu độc quyền theo các điều kiện bảo hộ, từ đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

  • Trường hợp nhãn hiệu không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ.
  • Trường hợp nhãn hiệu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu vê bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp Văn bẳng bảo hộ.

Bước 5: Nộp lệ phí

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp Văn bằng bảo hộ, người nộp đơn tiến hành nộp lệ phí cấp văn bằng.

  • Trường hợp nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính, người nộp đơn phải chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó gửi kèm Giấy biên nhận chuyển tiền (bản photo) cùng hồ sơ đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên. Đây là một bước để chứng minh chủ đơn đã nộp phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền.
  • Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn đã nêuu của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ quan bưu điện đến điểm tiếp nhận hồ sơ tương ứng.

Bước 6: Cấp Giấy chứng nhận

✅ Sau khi nộp lệ phí cấp văn bằng, Cục Sở hữu tri tuệ tiến hành đăng bạn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và Công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

✅ Luật Minh Anh vừa chia sẻ Quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền, thành phần hồ sơ và cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Nếu Quý khách đang tìm hiểu, cần tư vấn hay có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu độc quyền liên hệ trực tiếp với Luật sư công ty Luật Minh Anh theo Hotline: 024 6328.3468 hoặc địa chỉ Email: info@luatminhanh.vn