Tìm hiểu về tội xâm phạm về quyền bình đẳng giới
✅ Bình đẳng giới được hiểu là sự bình đẳng về mặt luật pháp cũng như bình đẳng trong vị thế xã hội giữa nam và nữ, trong đó gồm cả cộng đồng người đồng tính luyến ái và người chuyển giới được đối xử công bằng trong tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế – xã hội và quyền. Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới là hành vi vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế,…Hành vi xâm phạm quyền bình đẳng giới có thể phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? Hãy cùng Luật Minh Anh Tìm hiểu về tội xâm phạm về quyền bình đẳng giới
Tìm hiểu về tội xâm phạm về quyền bình đẳng giới
Theo quy định tại Điều 165 – Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới Xâm phạm quyền bình đẳng giới có thể được hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc hành vi nghiêm trọng khác cản trở người khác tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội.
Tội phạm xâm phạm quyền bình đẳng giới phải chịu đầy đủ trách nhiệm hình sự và hình phạt theo quy định khi hành vi phạm tội thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản sau đây:
– Người đó phải đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự;
– Người đó đã thực hiện hành vi cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế,… Đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
– Người đó phải thực hiện hành vi phạm tội một cách cố ý;
– Cấu thành tội phạm gồm hai loại: Cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức.
Các yếu tố cấu thành tội xâm phạm quyền bình đẳng giới
Về mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm này có một trong các dấu hiệu sau:
- Có hành vi dùng vũ lực. Được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất để tác động vào cơ thể của người bị hại gây đau đớn về thể xác (như đánh, đá…) nhằm làm cho người bị hại không thể thực hiện được việc tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội…
- Có hành vi nghiêm trọng khác. Như đe doạ, uy hiếp tinh thần để cưỡng ép người hoặc ngược đãi, lợi dụng mê tín dị đoan để doạ nạt… nhằm cản trở không thể tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học…
Về mặt khách thể
Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền bình đẳng của giới về hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.
Về mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích là nhằm cản trở người khác tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội.
Về mặt chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự (Thông thường là cha với con gái, chồng với vợ, anh với em gái).
Hình phạt về tội xâm phạm về quyền bình đẳng giới.
Theo quy định tại Điều 165 – Bộ luật Hình sự 2015 về Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới thì các mức phạt như sau:
“1. …Đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. … Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
✅ Luật Minh Anh vừa gửi tới Quý khách hàng một số thông tin liên quan đến quyền bình đẳng. Nếu muốn được giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn chi tiết hơn trong nội dung Tìm hiểu về tội xâm phạm về quyền bình đẳng giới hoặc các vấn đề liên quan đến giấy phép, nhãn hiệu, đầu tư hay thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo số điện thoại: 024 6328 3468/0938834386.