Cách thức bảo vệ nhãn hiệu khỏi bị xâm phạm
✅ Trong môi trường kinh doanh hiện nay, việc nhãn hiệu bị xâm phạm, sử dụng trái phép, sao chép ngày càng trở nên phổ biến. Điều này không chỉ gây thiệt hại về mặt tài chính mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó, bảo vệ nhãn hiệu khỏi bị xâm phạm là một nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức. Bài viết dưới đây của Luật Minh Anh sẽ phân tích một số cách thức bảo vệ nhãn hiệu khỏi bị xâm phạm.
Cách thức bảo vệ nhãn hiệu khỏi bị xâm phạm
✅ Bảo vệ nhãn hiệu không bị xâm phạm không chỉ đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp mà còn góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh công bằng. Để bảo vệ nhãn hiệu khỏi bị xâm phạm, các doanh nghiệp có thể áp dụng các cách sau:
Thứ nhất, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
+ Để bảo vệ nhãn hiệu của bạn, việc đầu tiên là phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm, giúp bạn có quyền sở hữu hợp pháp quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình. Khi đăng ký nhãn hiệu và được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nhãn hiệu sẽ được bảo vệ khỏi các hành vi xâm phạm, tranh việc nhãn hiệu trùng, tương tự hoặc giống sẽ đi đăng ký nhãn hiệu và sau này trở thành lý do tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu.
Thứ hai, sử dụng các biện pháp kỹ thuật chống làm giả nhãn hiệu
+ Để ngăn chặn các hành vi xâm phạm nhãnhiệu như sao chép, làm giả, cá nhân, doanh nghiệp sở hữu nhãn hiêu có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ nhãn hiệu của mình. Các biện pháp có thể áp dụng là sử dụng tem chống giả, mã QR, mã vạch hoặc các công cụ công nghệ nhận diện đặc biệt khác để phân biệt sản phẩm chính hàng; kiểm soát chuỗi cung ứng hàng hoá để hạn chế việc xuất hiện các sản phẩm giả mạo trên thị trường.
Thứ ba, quảng bá để tăng cường độ nhận diện thương hiệu.
+ Việc quảng bá sẽ giúp nhãn hiệu trở nên dễ dàng nhận biết hơn. Các biện pháp quảng bá có thể kể đến như truyền thông, marketing sản phầm, dịch vụ, hàng hoá hay phổ biến tới khách hàng cách phân biệt hàng chính hàng và hàng nhái. Việc này góp phần bảo vệ nhãn hiệu bằng cách tăng cường sự nhận thức của công chúng về nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ của cá nhân, tổ chức có nhãn hiệu.
Thứ tư, đăng ký nhãn hiệu quốc tế.
+ Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế được thực hiện thông qua hệ thống Madrid (Nghị định thư Madrid) hoặc các hình thức đăng ký khác theo quy định tại các quốc gia mà chủ sở hữu có mong muốn phân phối dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu đó. Điều này giúp bảo nhãn hiệu của mình không bị sao chép trên thị trường quốc tế.
Thứ năm, duy trì quyền sở hữu nhãn hiệu.
+ Chủ sở hữu cần gia hạn thời hạn bảo hộ nhãn hiệu mỗi khi nhãn hiệu chuẩn bị hết thời hạn bảo hộ, và thực hiện các thủ tục cần thiết để đảm bảo rằng nhãn hiệu đó luôn được hợp pháp. Điều này nhằm bảo vệ nhãn hiệu khỏi trường hợp nhãn hiệu bị sao chép trong thời gian không còn được bảo hộ vì không được gia hạn đúng hạn.
Thứ sáu, tìm đến các luật sư, chuyên gia về quyền sở hữu trí tuệ để được tư vấn hỗ trợ.
+ Để bảo vệ nhãn hiệu một cách vững chắc và lâu dài, việc tư vấn pháp lý và liên tục kiểm tra, bảo vệ nhãn hiệu là rất quan trọng. Các chuyên gia pháp lý sẽ tư vẫn cho chủ sở hữu nhãn hiệu các cách thức bảo vệ nhãn hiệu, về quyền sở hữu nhãn hiệu và cách thức xử lý khi có tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu. Ngoài ra, các luật sư, chuyên gia còn thường xuyên cập nhật các thay đổi trong chính sách liên quan đến sở hữu trí tuệ, giúp nhãn hiệu của bạn được bảo vệ đúng cách.
Thứ bảy, yêu cầu cá nhân, tổ chức chấm dứt việc thực hiện hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
+ Khi phát hiện nhãn hiệu mà mình đã đăng ký bảo hộ có dấu hiệu bị xâm phạm, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu các cá nhân, tổ chức chấm dứt hành vi xâm phạm nhãn hiệu hoặc yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu của bên vi phạm. Cuối cùng, trong trường hợp các bên cố tình vi phạm mặc dù chủ sở hữu đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, chủ sở hữu có quyền khởi kiện ra toà án hoặc trọng tài. Việc khởi kiện ra toà án hay trọng tài có thể sẽ mất khoản chi phí lớn, và thời gian xử lý có thể kéo dài.
Xử lý hành vi phậm phạm quyền đối với nhãn hiệu
+ Khoản 15, 16, 17 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm d khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP đã đưa ra quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Theo đó, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng. Đối với tổ chức có hành vi xâm phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần so với mức phạt cá nhân nêu trên.
✅ Luật Minh Anh chia sẻ Cách thức bảo vệ nhãn hiệu khỏi bị xâm phạm và quyền đối với nhãn hiệu. Nếu Quý khách đang tìm hiểu, cần tư vấn hay có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm, hàng hoá. Hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư công ty Luật Minh Anh theo Hotline: 024 6328.3468 hoặc địa chỉ Email: info@luatminhanh.vn