Nhãn hiệu có thể được bảo hộ ở nước ngoài không?
✅ Trước bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hiện nay, nhãn hiệu không chỉ là dấu hiệu để nhận diện sản phẩm ở trong nước mà còn được mở rộng ra nước ngoài. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là nhãn hiệu có thể bảo hộ ở nước ngoài không? Việc này còn phụ thuộc vào hệ thống pháp luật và các hiệp định, công ước quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý độc giả hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.
Tại sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
✅ Đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Dưới đây là những lý do tại sao cần đăng ký nhãn hiệu độc quyền:
+ Bảo vệ quyền lợi pháp lý, ngăn chặn hành vi xâm phạm, sao chép hay sử dụng trái phép từ các cá nhân hoặc tổ chức khác.
+ Tăng giá trị thương hiệu, giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín, lòng tin với khách hàng và đối tác.
+ Chống lại hành vi giả mạo, sao chép nhãn hiệu của doanh nghiệp, từ đó bảo vệ uy tín và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình.
+ Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao sự nhận diện của khách hàng và tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững.
+ Dễ dàng chuyển nhượng hoặc cấp phép sử dụng nhãn hiệu cho bên thứ ba, tạo ra một nguồn thu nhập bổ sung.
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
✅ Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Để được bảo hộ, nhãn hiệu cần đáp ứng các điều kiện sau:
+ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ hoạ;
+ Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Nhãn hiệu có thể được bảo hộ ở nước ngoài không?
+ Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đăng ký nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Điều này có nghĩa là nhãn hiệu chỉ được bảo vệ trong phạm vi lãnh thổ nước mà nhãn hiệu đó đăng ký bảo hộ và không tự động được bảo vệ ở các quốc gia khác.
+ Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay đã tham gia nhiều hiệp định và công ước quốc tế như Hiệp định TRIPS (Hiệp định liên quan đến khía cạnh nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ) và Công ước Madrid về nhãn hiệu quốc tế. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể dựa vào các thỏa thuận quốc tế để mở rộng phạm vi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình ở nức ngoài.
+ Mặc dù có thể dựa vào các hiệp định, công ước quốc tế để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình ở nước ngoài, nhưng bản chất của quyền sử hữu trí tuệ, trong đó có quyền sở hữu nhãn hiệu mang tính chất lãnh thổ. Có nghĩa là, quyền bảo vệ chỉ có hiệu lực trong lãnh thổ của quốc gia hoặc khu vực nơi mà nhãn hiệu đã được đăng ký và cấp Văn bằng bảo hộ. Do đó, một doanh nghiệp có nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam sẽ không có quyền bảo vệ nhãn hiệu đó tại các thị trường xuất khẩu, trừ trường hợp nhãn hiệu đó cũng dã được đăng ký và cấp phép bảo vệ tại các quốc gia hoặc khu vực mà doanh nghiệp đó đang muốn mở rộng phạm vi hoạt động. Điều kiện đăng ký nhãn hiệu quốc tế
+ Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần tuân thủ các yêu cầu và quy định pháp luật của từng quốc gia.
+ Mỗi một quốc gia sẽ có quy định về mức phí đăng ký bảo hộ khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế là khác nhau.
+ Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các quy định liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu ở quốc tế, để đảm bảo quyền lợi của mình.
Làm thế nào để nhãn hiệu được bảo hộ ở nhiều quốc gia
✅ Như đã phân tích ở trên, nhãn hiệu chỉ được bảo vệ trong phạm vi lãnh thổ nước mà nhãn hiệu đó đăng ký bảo hộ và không tự động được bảo vệ ở các quốc gia khác. Vì vậy, để nhãn hiệu được bảo hộ ở nhiều quốc gia, cá nhân, tổ chức có thể cân nhắc hai phương án sau:
- Phương án 1: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại từng quốc gia riêng biệt, nơi doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức đang muốn mở rộng phạm vi hoạt động.
- Phương án 2: Đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid
Với mỗi phương án thì lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Đối với phương án thứ nhất, cá nhân, tổ chức sẽ mất nhiều lần làm thủ tục cho mỗi quốc gia mà mình muốn nhãn hiệu được bảo hộ tại đó. Còn đối với.
✅ Luật Minh Anh vừa giải đáp câu hỏi về ” Nhãn hiệu có thể được bảo hộ ở nước ngoài không? và chia sẻ một số kiến thức liên quan đến đăng ký nhãn hiệu. Nếu Quý khách đang tìm hiểu, cần tư vấn hay có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm, hàng hoá. Hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư Luật Minh Anh theo Hotline: 024 6328.3468 hoặc địa chỉ Email: info@luatminhanh.vn