info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Vay tiền không trả có phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không

Hiện nay, việc vay tiền xong không trả thường xuyên diễn ra. Trường hợp cho vay tiền không trả có phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Hành vi này có cấu thành tội phạm không? Những hành vi này pháp luật nước ta quy định và xử lý như thế nào? Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn bài viết dưới này của Luật Minh Anh sẽ giải đáp cụ thể hơn cho khách hàng vấn đề này.

Vay tiền không trả có phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không

Vay tiền không trả có phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

Vay tiền không trả có thể phạm tội lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm

=> Thứ nhất, về tội chiếm đoạt tài sản

Theo Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin và giao tài sản để chiếm đoạt được tài sản đó.

Nếu có căn cứ chứng minh rằng người vay tiền đã lừa dối khiến bạn tin tưởng và cho vay tiền nhằm chiếm đoạt tài sản ngay từ đầu thì cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, để xem xét có cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không thì trước hết phải xem xét người đó có dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt được tài sản không. Thủ đoạn gian dối này phải có trước hành vi chiếm đoạt và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bị hại tin là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Với thắc mắc của Qúy khách hàng về vay tiền không trả có phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Thì câu trả lời là có ngoài ra nếu không phải chiếm đoạt thì còn có thể bị truy cứu về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

=> Thứ hai, về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định về tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175. Theo đó, khi đủ hai điều kiện dưới đây thì sẽ có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

* Điều kiện 1: Sau khi vay tiền bằng hình thức hợp đồng đã có một trong số các hành vi sau đây:

– Đến hạn trả mặc dù có đủ điều kiện để trả nhưng cố tình không trả;

– Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản;

– Bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền đó;

– Sử dung số tiền vay vào mục đích bất chính dẫn đén không có khả năng trả lại số tiền đó.

* Điều kiện 2: Về số tiền vay thuộc một trong các trường hợp sau:

– Chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

Dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án…

Như vậy, nếu ban đầu hai bên đã giao kết hợp đồng vay tiền tự nguyện, thiện chí, sau đó người vay mới phát sinh ý định chiếm đoạt tài sản thì hành vi này lại không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có thể cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

=> Nếu muốn được giải đáp thắc mắc hoặc hướng dẫn về việc vay tiền không trả phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không ? các vấn đề liên quan đến hợp đồng, xử lý nợ, nhãn hiệu, giấy phép, thành lập công ty, hôn nhân & gia đình. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Minh Anh theo số Hotline: 0938 834 386 hoặc địa chỉ email: info@luatminhanh.vn