Thế nào là phân nhóm sản phẩm?
✅ Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu là một bước giúp xác định phạm vi bảo vệ của nhãn hiệu đối với các sản phẩm và dịch vụ mà chủ sở hữu sử dụng. Việc phân nhóm giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý một cách hiệu quả các nhãn hiệu đã đăng ký. Đồng thời giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp xác định được phạm vi bảo vệ quyền lợi của mình. Vậy thế nào là phân nhóm sản phẩm/dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Mục đích phân nhóm hàng hoá, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu
Khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, trong đơn đăng ký, chủ đơn cần xác định rõ các danh mục sản phẩm hàng hoá, dịch vụ muón đăng ký cho nhãn hiệu đó. Việc phân nhóm hàng hoá, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu nhằm các mục đích sau:
- Xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu: Việc phân nhóm hàng hoá, dịch vụ giúp xác định rõ rằng nhãn hiệu mà chủ sở hữu muốn đăng ký sẽ bảo hộ trong phạm vi hàng hoá, dịch vụ nào, tránh sự mơ hồ và tranh chấp quyền sở hữu về sau này.
- Tăng tính chính xác trong quản lý nhãn hiệu: Các nhóm hàng hoá, dịch vụ được phân theo Hệ thống phân loại quốc tế, giúp dễ dàng theo dõi và quản lý các nhãn hiệu trong các lĩnh vực khácnhau.
- Góp phần hỗ trợ trong việc kiểm tra nhãn hiệu trùng lặp: Phân nhóm sản phẩm góp phần giúp cơ quan đăng ký nhãn hiệu có thể kiểm tra các nhãn hiệu đã đăng ký một cách dễ dàng.
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dung: Phân nhóm sản phẩm, hàng hoá giúp người tiêu dùng không bị nhầm lần giữa các sản phẩm khác nhau với các nhãn hiệu tương tự. Từ đó giúp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong việc nhận diện và phân biệt các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
Thế nào là phân nhóm sản phẩm/dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu?
Việc phân nhóm hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được áp dụng theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ theo Thoả ước Ni-xơ (hay Bảng phân loại Ni-xơ). Theo đó, người nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu phải phân loại hàng hoá, dịch vụ phù hợp với Bảng phân loại này. Nếu người nộp đơn không tự phân loại hoặc phân loại không chính xác, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại trong quá trình xử lý đơn đăng ký, đồng thời người nộp đơn phải nộp bổ sung phí phân loạ hàng hoá, dịch vụ.
Từ ngày 01/02/2024, Bảng phân loại Ni-xơ phiên bản 12 – 2024 được áp dụng tại Việt Nam, là bản dịch được dịch từ phiên bản tiếng anh của Bảng phân loại Nice phiên bản 12 – 2024 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố ngày 22 tháng 6 năm 2023 có chỉnh sửa, bổ sung so với phiên bản 12 – 2023 trước đó.
Bảng phân loại Ni-xơ gồm các nhóm sau:
- Nhóm sản phẩm hàng hoá: 34 nhóm, được quy định từ nhóm 1 đến nhóm 34.
Ví dụ:
Nhóm 8: Công cụ và dụng cụ cầm tay thao tác thủ công; Dao, kéo, thìa và đĩa; Vũ khí đeo cạnh sườn, trừ súng cầm tay; Dao cạo.
Nhóm 33: Đồ uống có cồn, trừ bia; Các chế phẩm có cồn dung để làm đồ uống.
- Nhóm dịch vụ: 11 nhóm, được quy định từ nhóm 35 đến nhóm 45.
Ví dụ:
Nhóm 39: Vận tải; Đóng gói và lưu giữ hàng hoá; Du lịch.
Nhóm 41: Giáo dục; Đào tạo; Giải trí; Tổ chức các hoạt động thể thao và văn hoá.
Lưu ý: Bảng phân loại Ni-xơ thường xuyên được cập nhật liên tục. Bởi vậy, khi đăng ký nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức cần đăng ký nhóm hàng hoá, dịch vụ theo Bảng phân loại mới nhất để tránh tình trạng hồ sơ không hợp lệ.
Một số lưu ý khi phân loại nhóm hàng hoá, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Khi phân loại nhóm hàng hoá, dịch vụ, chủ sở hữu nhãn hiệu cần lưu ý một số yếu tố nhằm đảm bảo nhãn hiệu được bảo vệ đầy đủ và tránh được những rủi ro pháp lý trong tương lai. Một số lưu ý khi phân loại nhóm hàng hoá, dịch vụ như sau:
- Lựa chọn nhóm đúng với sản phẩm, dịch vụ thực tế: Người nộp đơn phải xác định chính xác nhóm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà nhãn hiệu sử dụng để tránh trường hợp nhãn hiệu bị bảo vệ không hiệu quả hoặc bị hạn chế.
- Đăng ký các nhóm liên quan: Ngoài nhóm chính, người nộp đơn cần đăng ký một số nhóm phụ liên quan đến hàng hoá, dịch vụ. việc này giúp nhãn hiệu được bảo vệ toàn diện hơn.
- Tránh đăng ký nhãn hiệu trong nhóm không cần thiết: Việc đăng ký nhãn hiệu cho nhóm không cần thiết khiến chủ sở hữu nhãn hiệu tốn thêm chi phí đăng ký, là một sự lãng phí chi phí không cần thiết.
- Hiểu rõ hệ thống phân nhóm Ni-xơ: Việc phân loại hàng hóa và dịch vụ cần dựa trên hệ thống phân nhóm quốc tế Ni-xơ. Việc hiểu và áp dụng đúng hệ thống này giúp người nộp đơn tránh được sai sót khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
- Tham khảo các tài liệu, chuyên gia: Nếu không chắc chắn hoặc không am hiểu về nhóm phù hợp cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tham khảo các tài liệu hướng dẫn hoặc nhờ sự tư vấn của các luật sư, chuyên gia về sở hữu trí tuệ.
✅ Việc hiểu rõ về những lưu ý khi phân loại nhóm hàng hoá, dịch vụ là rất cần thiết đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có mong muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nó không chỉ giúp chủ sở hữu nhãn hiệu bảo vệ được nhãn hiệu một cách toàn diện, mà còn giúp tiết kiệm chi phí, tránh được các rủi ro pháp lý sau này, mở ra cơ hội phát triển bền vững cho thương hiệu nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
✅ Nếu Quý khách là đại diện công ty hay tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu độc quyền hoặc cần hỗ trợ giải đáp câu hỏi Thế nào là phân nhóm sản phẩm? hãy kết nối với luật sư theo Hotline ☎️ 0938.834.386 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.