info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Tìm hiểu về luật tố tụng dân sự mới nhất

✅ Tố tụng dân sự là trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, các vụ án dân sự tại Tòa án; trình tự, thủ tục thi hành án dân sự. Luật Tố tụng dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự, vụ án dân sự và thi hành án dân sự. Quý khách hàng đang muốn tìm hiểu về luật Tố tụng dân sự mới nhất với bài viết dưới đây công ty Luật Minh Anh sẽ tư vấn giải đáp thắc mắc của Qúy khách hàng.

Tìm hiểu về luật tố tụng dân sự mới nhất

Tìm hiểu đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự

+ Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự là những quan hệ nảy sinh giữa các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

+ Đó là các quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và các chủ thể khác như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch… nảy sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.    

+ Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự không có sự bình đẳng giữa các chủ thể, trong đó Tòa án, Cơ quan thi hành án là các chủ thể có vai trò quyết định đối với việc giải quyết vụ việc dân sự.

Chủ thể trong Luật tố tụng dân sự

Tòa án nhân dân

Toà án nhân dân là chủ thể đặc biệt, có nhiệm vụ giải quyết các vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của công dân.

Người tham gia tố tụng

Người tham gia tố tụng gồm có: đương sự, người đại diện, bảo vệ quyền lợi của đương sự, viện kiểm sát khởi tố, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung; người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.

Đương sự: là cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình. Đương sự bao gồm: nguyên đơn, bị đơn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Người bảo vệ quyền lợi của đương sự là người tham gia tố tụng để giúp đỡ đương sự về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của họ.

Viện kiểm sát: Tham gia tố tụng thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tòa án giải quyết vụ án. Viện kiểm sát chỉ tham gia vào vụ án nếu xét thấy cần thiết.

Tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung: bao gồm ủy ban, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc.

Người làm chứng: là người biết được bất cứ tình tiết nào liên quan đến vụ án được tòa án, viện kiểm sát triệu tập đến làm chứng. Người làm chứng có nghĩa vụ khai trung thực tất cả những gì mà mình biết về vụ án.

Người giám định: là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định mà tòa án hay viện kiểm sát trưng cầu.

Người phiên dịch: Do Tòa án, Viện kiểm sát yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt.

Trình tự thủ tục giải quyết vụ án dân sự

Bước 1: Tiến hành khởi kiện, khởi tố vụ án dân sự

Khởi kiện, khởi tố là giai đoạn đầu của tố tụng dân sự thông qua việc khởi kiện, khởi tố phát sinh vụ án dân sự tại Tòa án.

Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án

Toà án sau khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì phải thông báo ngay cho người khởi kiện đến toà án làm thủ tục nộp tạm ứng án phí.

Bước 3: Đánh giá hồ sơ vụ án

Đánh giá hồ sơ vụ án thuộc trách nhiệm của thẩm phán được phân công giải quyết vụ án.

Bước 4: Hòa giải

Hòa giải là một thủ tục của tố tụng dân sự. Khi hòa giải nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải có mặt. Nếu đương sự thoả thuận được với nhau về các vấn đề giải quyết trong vụ án thì toà án lập biên bản hoà giải thành. Nếu trong thời hạn quy định của pháp luật không có sự thay đổi ý kiến hoặc phản đối thì toà ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu đương sự không thoả thuận được với nhau thì tòa án lập biên bản hòa giải không thành và đưa vụ án ra xét xử.

Bước 5: Xét xử vụ án

Thủ tục xét xử vụ án dân sự phải được tiến hành theo đúng quy định pháp luật về thủ tục xét xử tại Tòa án các cấp.

Bước 6: Thi hành án dân sự.

Thi hành án dân sự là giai đoạn kết thúc của quá trình tố tụng, trong đó các bản án, quyết định dân sự của tòa án được thi hành.

✅ Luật Minh Anh vừa gửi tới Quý khách hàng một số thông tin liên quan đến luật dân sự ? Nếu muốn được giải đáp thắc mắc hoặc Tìm hiểu về luật tố tụng dân sự mới nhất và các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ án dân sự, các vấn đề về bản quyền, các nội dung liên quan đến quản trị doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, giấy phép. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với luật sư theo ☎️ Hotline 0938834386.