info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu độc quyền?

✅ Nhãn hiệu độc quyền là tài sản trí tuệ đóng vai trò quyết định trong việc bảo vệ quyền lợi của tổ chức và cá nhân trên thị trường. Đăng ký nhãn hiệu độc quyền được dựa trên những cơ sở pháp lý và thực tiễn nhằm bảo vệ tính công bằng và quyền lợi hợp pháp của các chủ thể. Vậy ai có quyền đăng ký nhãn hiệu độc quyền? Câu trả lời sẽ được làm rõ qua bài viết dưới đây.

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu độc quyền?

Nhãn hiệu độc quyền là gì?

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đưa ra khái niệm về nhãn hiệu như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” (Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Theo đó, có thể hiểu nhãn hiệu là con số, hình dáng, hình ảnh, chữ cái, từ ngữ được thể hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau bằng một hoặc nhiều màu sắc. Đây là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của giữa các cá nhân, tổ chức khác nhau.

Nhãn hiệu độc quyền là một dấu hiệu, tên gọi, hình ảnh hoặc biểu tượng mà doanh nghiệp sử dụng để nhận diện sản phẩm, dịch vụ của mình, từ đó phân biệt với các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu độc quyền được pháp luật bảo vệ, giúp ngăn chặn hành vi xâm phạm và bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu.

Điều kiện để nhãn hiệu độc quyền được bảo hộ

Nhãn hiệu độc quyền được bảo hộ trong trường hợp nhãn hiệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình và, hình ảnh, hình ba chiều, hoặc là sự kết hợp của các yếu tố đó, được thể hiện dưới dạng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa.

– Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu độc quyền?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, các đối tượng sau đây được quyền đăng ký nhãn hiệu:

– Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ: có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa, dịch vụ đó.

– Đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp: có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất. Trong trường hợp này, điều kiện đăng ký nhãn hiệu là người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

– Đối với tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp: có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

– Đối với tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ: có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận. Trong trường hợp này, điều kiện đăng ký nhãn hiệu là tổ chức đó không tiến hành sản xuất, kinh doanh hoàng hóa, dịch vụ đó.

– Đối với hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân: có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu. Việc đăng ký nhãn hiệu trong trường hợp này phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Nhãn hiệu phải được sử dụng dưới danh nghĩa tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc được áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh.
  • Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải đảm bảo rõ ràng nguồn gốc và không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Các đối tượng nêu trên, kể cả trong trường hợp đã nộp đơn đăng ký đều có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển giao phải được lập thành hợp đồng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của phải luật nếu tổ chức, cá nhân được chuyển giao đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

Như vậy, ta thấy các đối tượng có quyền đăng ký nhãn hiệu độc quyền là những đối tượng đáp ứng được các quy định của pháp luật quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Tại sao cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền?

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền giúp doanh nghiệp có được quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu của mình. Hơn thế nữa, khi nhãn hiệu được bảo hộ, sẽ giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ngăn chặn được các hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền, chủ sở hữu có các quyền tài sản sau:

– Quyền định đoạt nhãn hiệu của mình;

– Ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình;

– Quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.

Ngoài ra, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khai thác được các lợi ích thương mại từ nhãn hiệu của mình. Điều này được thể hiện ở việc chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, hay nhượng quyền thương hiệu.

✅ Với đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, am hiểu pháp luật và thực tiễn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Công ty Luật Minh Anh đảm bảo luôn mang đến cho Quý khách hàng những giải pháp tư vấn toàn diện và an toàn nhất

✅ Nếu Quý khách có nhu cầu tìm hiểu hoặc cần giải đáp câu hỏi Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu độc quyền? hãy kết nối với luật sư theo Hotline ☎️ 024 6328 3468 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.