info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Mở nhà hàng cần chuẩn bị những điều kiện kinh doanh gì?

Kinh doanh nhà hàng, quán ăn hay quán cà phê,… là một trong những hình thức đầu tư khá hấp dẫn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về điều kiện kinh doanh nhà hàng. Rất nhiều doanh nghiệp thắc mắc trong quá trình kinh doanh nhà hàng thì cần chuẩn bị những điều kiện kinh doanh gì? Bắt buộc doanh nghiệp phải đủ điều kiện kinh doanh, vậy Mở nhà hàng cần chuẩn bị những điều kiện kinh doanh gì? Hôm nay, Luật Minh Anh sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về những điều kiện này.

Mở nhà hàng cần chuẩn bị những điều kiện kinh doanh gì?

Giấy phép doanh nghiệp cần phải có để kinh doanh nhà hàng

+ Xin giấy phép đăng ký kinh doanh cho nhà hàng: Giấy phép đăng ký kinh doanh là giấy chứng nhận hợp pháp, ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu và là căn cứ xác thực pháp lý cho doanh nghiệp, là minh chứng để doanh nghiệp hoạt động hợp pháp thông qua việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh để doanh nghiệp có thể tự do và hoạt động kinh doanh.

+ Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho nhà hàng: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là giấy đảm bảo an toàn thực phẩm cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua các bước chế biến, sản xuất và bảo quản thực phẩm tại nhà hàng theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm năm 2010.

+ Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường: Doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động phải xin giấy phép cam kết bảo vệ môi trường trước theo quy định Luật bảo vệ môi trường 2020.

+ Giấy phép phòng cháy chữa cháy: Giấy phép phòng cháy chữa cháy do công an Phòng cháy chữa cháy tại quận/huyện cấp, thành phần hồ sơ đăng ký cần có

Mở Nhà hàng cần chuẩn bị những điều kiện kinh doanh gì?

+ Thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật

  • Doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo ngành nghề: Nhà hàng;
  • Công ty đăng ký hoạt động theo ngành nghề kinh doanh: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống,…;

+ Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh với các nội dung như: Tên hộ kinh doanh; đị chỉ địa điểm kinh doanh; ngành, nghề kinh doanh; số vốn kinh doanh; họ tên số ngày cấp giấy CMND; địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình: bản sao tài liệu chứng minh tư cách pháp lý.

+ Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Tùy thuộc vào quy mô mà sau khi đăng ký kinh doanh cá nhân, tổ chức phải xin giấy phép đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy;

– Nếu là công ty nước ngoài đăng ký mục tiêu dự án;

  • Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh nhà hàng
  • Hoàn thành thủ tục về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trước khi kinh doanh
  • Hoàn thành thủ tục xin giấy phép con về bia rượu, thuốc lá nếu có kinh doanh thêm các mặt hàng này.

Các điều kiện để kinh doanh nhà hàng và quán ăn tại Việt Nam

Về tổng quan, Để kinh doanh nhà hàng và quán ăn tại Việt Nam, Cá nhân hoay doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định và điều kiện sau đây:

+ Cá nhân hoặc doanh nghiệp cần đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng và nhận giấy phép kinh doanh phù hợp.

+ Đảm báo có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm từ cơ quan y tế địa phương.

+ Nhà hàng hoặc quán ăn phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe của khách hàng.

+ Đảm bảo sử dụng nguyên liệu thực phẩm an toàn và chất lượng.

+ Việc quảng cáo và quảng bá sản phẩm, dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

+ Đảm bảo nhà hàng hay quán ăn tuân thủ các quy định về môi trường, như vị trí cụ thể của nhà hàng, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thoát nước, hệ thống điện, đèn chiếu sáng, và vệ sinh môi trường.

+ Cần đáp ứng các yêu cầu về thuế và kế toán theo các quy định của pháp luật hiện hành.

+ Tuân thủ các quy định về lao động, bao gồm việc ký kết hợp đồng lao động, trả lương đúng quy định, và bảo vệ quyền lợi cho nhân viên.

+ Bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở kinh doanh.

+ Các nhân viên trong ngành dịch vụ ẩm thực cần có chứng chỉ đào tạo phù hợp.

+ Quản lý an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC): Bảo đảm sự an toàn trong trường hợp có sự cố PCCC.

+ Có thể phải nộp các khoản phí và lệ phí theo quy định của cơ quan chức năng địa phương.

=> Những điều kiện này có thể thay đổi tùy theo thời gian của từng địa phương và loại hình kinh doanh cụ thể. Để có thông tin chính xác và đầy đủ nhất, bạn đọc có thể tham khảo thêm trong bài viết Xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nhà hàng, tư vấn pháp luật từ các luật sư theo Hotline 0938 834 386 hoặc địa chỉ email: info@luatminhanh.vn để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.