info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Thỏa thuận trọng tài vô hiệu và những điều cần lưu ý

Với ưu điểm bảo mật, quyết định có tính chung thẩm… ngày càng có nhiều nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Ở Việt Nam hiện có các trung tâm trọng tài lớn, uy tín, phải kể đến như: VIAC, PIAC… Để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì các bên phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực. Ở bài viết này, Luật Minh Anh cung cấp tới Quý độc giả kiến thức về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu và những điều cần lưu ý.

Thỏa thuận trọng tài vô hiệu và những điều cần lưu ý

Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài

Căn cứ Luật Trọng tài thương mại 2010, điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài:

  • Về hình thức: phải bằng văn bản theo quy định tại điều 16;
  • Về ý chí: các bên thỏa thuận tự nguyện, thống nhất ý chí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: hình thức, tổ chức trọng tài, địa điểm, ngôn ngữ…;
  • Về chủ thể: phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nếu là tổ chức phải là người đại diện hợp pháp (theo pháp luật hoặc theo ủy quyền);
  • Về thẩm quyền giải quyết của trọng tài: pháp luật nơi địa điểm chọn trọng tài cho phép giải quyết loại tranh chấp thông qua hình thức trọng tài.

Thỏa thuận trọng tài vô hiệu và những điều cần lưu ý

Điều 18, Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu:

  • Chủ thể xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền (không phải người đại diện theo pháp luật, hoặc đại diện theo ủy quyền hoặc vượt quá phạm vi ủy quyền). Lưu ý: trường hợp thỏa thuận do người không có thẩm quyền xác lập nhưng quá trình xác lập, thực hiện hoặc tố tụng mà người có thẩm quyền đã chấp nhận hoặc đã biết nhưng không phản đối thì không bị vô hiệu;
  • Chủ thể không đủ năng lực hành vi dân sự: không đủ tuổi, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế hành vi dân sự;
  • Ý chí chủ thể: hai bên không xác lập dựa trên sự thống nhất tự nguyện: lừa dối, đe dọa, cưỡng ép và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
  • Hình thức không bằng văn bản theo quy định tại điều 16;
  • Tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài: không thuộc lĩnh vực quy định tại điều 2;
  • Vi phạm điều cấm của pháp luật.

✅ Tổng quan, Thỏa thuận trọng tài vô hiệu là một thỏa thuận mà các bên tham gia không còn chấp nhận hiệu lực của quy trình trọng tài nữa. Việc thỏa thuận này có thể được thực hiện trước khi tranh chấp xảy ra hoặc trong quá trình trọng tài diễn ra, để có nhiều thông tin hơn về Thỏa thuận trọng tài vô hiệu và những điều cần lưu ý hoặc các vấn đề khác liên quan đến thoả thuận, hợp đồng, tranh chấp…Quý vị có thể kết nối gặp luật sư theo Hotline ☎️ 024 6328.3468 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.