info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Quy định của pháp luật về hợp đồng lao động

” Quy định của pháp luật về hợp đồng lao động ” Hợp đồng lao động là cơ sở ràng buộc người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đúng các cam kết đã thỏa thuận. Do đó, hợp đồng lao động được xem là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động. Pháp luật hiện hành đã đưa ra những quy định yêu cầu các bên phải ký kết hợp đồng lao động khi tham gia quan hệ lao động. Việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động sẽ giúp bạn trang bị kiến thức cơ bản trước khi ký bất kỳ hợp đồng lao động nào.

Quy định của pháp luật về hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động được hiểu là gì?

Dưới góc độ pháp lý, theo Điều 15 của Bộ luật lao động năm 2012 đã quy định rõ ràng như sau: Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là sự thỏa thuận giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

2. Có những loại Hợp đồng lao động nào?

Tại quy định của Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2012, Hợp đồng lao động gồm có những loại như sau:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

3. Nội dung của Hợp đồng lao động gồm những gì?

Theo quy định hiện hành của pháp luật lao động, cụ thể tại Điều 23 Bộ Luật Lao động năm 2012, nội dung chủ yếu của HĐLĐ bao gồm:

– Tên và địa chỉ của NSDLĐ hoặc người đại diện hợp pháp;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ hợp pháp khác của NLĐ;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của HĐLĐ;

– Mức lương, hình thức, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Các chế độ nâng lương, nâng bậc.

– Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ;

– Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho NLĐ;

– Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp.

Đó là những nội dung cơ bản của Hợp đồng lao động. Trong trường hợp có thỏa thuận thêm, người lao động và người sử dụng lao động có thể quy định thêm một số điều khoản khác với điều kiện không trái với pháp luật.

Bên cạnh đó, tại Điều 24 của Bộ luật này đề cập đến quy định về phụ lục hợp đồng lao động. Phụ lục Hợp đồng lao động là một bộ phận không thể tách rời của HĐLĐ và có hiệu lực như Hợp đồng lao động. Phụ lục quy định chi tiết các điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ.

4. Hình thức hợp đồng được quy định như thế nào?

Căn cứ tại quy định Điều 16 của Bộ luật lao động năm 2012: Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được lập thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản; trừ các công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng thì các bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói.

Vậy, pháp luật đã đưa ra quy định khá chặt chẽ về vấn đề hình thức của hợp đồng phải thể hiện bằng văn bản. Việc quy định này nhằm phòng ngừa được rủi ro, tranh chấp có thể phát sinh và cũng là chứng cứ trong tố tụng dân sự.

5. Thẩm quyền giao kết Hợp đồng lao động được quy định như thế nào?

Cơ sở pháp lý tại Điểm a, Khoản 1 Điều 14 của Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động đã nêu rõ: Việc ký kết HĐLĐ của doanh nghiệp với NLĐ sẽ thuộc thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người ủy quyền đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tại Điểm b, Khoản 1, Điều 50 Bộ luật lao động quy định: Nếu bên giao kết HĐLĐ mà người ký kết không phải là người có thẩm quyền như quy định trên thì Hợp đồng lao động sẽ không phát sinh hiệu lực và vô hiệu toàn bộ.

6. Những trường hợp nào thì được chấm dứt hợp đồng lao động?

Đây cũng là một quy định được nêu rõ tại Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012 về các trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động. Cụ thể như sau:

– Hết hạn hợp đồng lao động;

– Đã hoàn thành các công việc theo hợp đồng lao động;

– Hai bên có thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động;

– Người lao động có đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương;

– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án;

– Người lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;

– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; Người SDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

– Người lao động bị kỷ luật sa thải;

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ; người sử dụng lao động cho NLĐ thôi việc do có sự thay đổi về cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách.

⇒ Chúng tôi, Luật sư  tư vấn hợp đồng lao động đang làm việc tại Luật Minh Anh rất vinh dự được là đơn vị đại diện tư vấn và hỗ trợ ”Quy định của pháp luật về hợp đồng lao động” cho quý khách hàng. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại dịch vụ tốt nhất với mức chi phí ưu đãi nhất.