info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Cá nhân nước ngoài mở công ty tại Việt Nam

Cá nhân là người nước ngoài có quyền mở công ty tại Việt Nam không? Muốn mở công ty tại Việt Nam người nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì?

Luật Minh Anh sẽ giúp bạn đọc trả lời hai câu hỏi trên qua bài viết chia sẻ về chủ đề “ cá nhân là người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam”.

Cá nhân nước ngoài mở công ty tại Việt Nam

Quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam của người nước ngoài.

Căn cứ theo quy định tại điều 18, Luật doanh nghiệp 2014 thì cá nhân, tổ chức có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ các đối tượng thuộc trường hợp sau đây:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp  nhằm mục đích thu lợi riêng cho đơn vị của mình.
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo luật cán bộ công chức viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Như vậy, có thể thấy rằng cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có lý lịch tư pháp trong sạch hoàn toàn có quyền thành lập công ty tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Luật đầu tư 2014 cũng quy định rõ nhà đầu tư được thực hiện các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Điều kiện để người nước ngoài có thể mở công ty tại việt Nam

Mục đích của hoạt động thành lập công ty tại Việt Nam là để thực hiện các hoạt động kinh doanh nên nhà đầu tư nước ngoài cần tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, thương mại và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác có liên quan.

Căn cứ theo điều 22, Luật đầu tư 2014, để có thể đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế mới, nhà đầu tư là người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp;
  • Điều kiện về hình thức đầu tư, phạm vi đầu tư, sự tham gia hoạt động của nhà đầu tư trong nước tương ứng với từng ngành nghề, lĩnh vực đầu tư.

Luật pháp Việt Nam hiện nay hầu như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài khi đa số các ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam không có quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài. Trừ các trường hợp sau:

  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên, nếu pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo quy định đó.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty đại chúng được thực hiện như sau:

  • Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì thực hiện theo điều ước quốc tế;
  • Trường hợp công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật về đầu tư, pháp luật liên quan có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó. Đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%;
  • Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề (mà công ty đó hoạt động) có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác;
  • Đối với công ty đại chúng không thuộc các trường hợp trên thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Trong công ty chứng khoán, cá nhân chỉ được phép sở hữu tối đa là 49% vốn điều lệ trong công ty chứng khoán.

Doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong ngành nghề mà pháp luật có quy định áp dụng điều kiện đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư cần tuân thủ quy định đó.

Nếu người nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam mà điều lệ công ty có quy định về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ đối với nhà đầu tư nước ngoài thì người nước ngoài cũng cần tuân thủ quy định đó.

Một số ngành nghề kinh doanh pháp luật có quy định cụ thể về hình thức đầu tư và phạm vi đầu tư thì nhà đầu tư muốn kinh doanh trong ngành nghề đó cũng cần tuân thủ quy định của pháp luật.

Ví dụ: đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ pháp lý: Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đầu tư dưới các hình thức sau: Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

Công ty luật TNHH 100 % vốn nước ngoài;

Công ty luật TNHH dưới hình thức liên doanh;

Công ty luật hợp danh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.

Phạm vi đầu tư thì các tổ chức hành nghề luật sư có yếu tố nước ngoài không được tham gia đại diện tố tụng tại Tòa án, không được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp.

Không được kinh doanh dịch vụ công chứng các loại giấy tờ liên quan tới pháp luật Việt Nam.

Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông cơ bản bắt buộc phải đầu tư theo hình thức liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam. Đối tác tham gia hợp tác đầu tư bắt buộc phải là doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam đối với doanh nghiệp dự kiến cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng.

Ngoài ra, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhà đầu tư còn phải đáp ứng về điều kiện vốn pháp định, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trước khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nhà đầu tư cần có giấy xác nhận góp đủ số vốn của ngân hàng mở tài khoản doanh nghiệp đối với những ngành nghề có quy định mức vốn pháp định. Ví dụ  nhà đầu tư muốn kinh doanh trong lĩnh vực cản hàng không khai thác đến10 tàu bay có cung cấp dịch vụ hàng không quốc tế cần có vốn điều lệ tối thiểu là 700 tỷ VNĐ.

#Nếu Quý khách là tổ chức, Cá nhân nước ngoài mở công ty tại Việt Nam -Muốn được giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn chi tiết về pháp lý, quyền và lợi ích hợp pháp, các vấn đề liên quan đến tài sản, thương mại, thành lập công ty, lập dự án đầu tư. Hãy liên hệ trực tiếp cho Luật Minh Anh theo số điện thoại: 024 6328 3468 hoặc địa chỉ email: info@luatminhanh.vn để được hỗ trợ tốt nhất.