Doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh tại việt nam cần điều kiện gì
” Tìm hiểu về Doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh tại việt nam cần điều kiện gì? Đứng trước năm 2022 với nhiều biến động của nền kinh tế, nhà đầu tư cần có những quyết định đầu tư thông minh. Trước xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia, vùng lãnh thổ khác thì Việt Nam được đánh giá là một địa điểm đầu tư khá là hấp dẫn đối với các doanh nghiệp sản xuất.
Đây là cơ hội tốt dành cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi Việt Nam có thể trở thành điểm đến của nhiều nhà máy sản xuất của các thương hiệu lớn trên toàn thế giới như Apple, Intel, Microsoft,…
Vậy một câu hỏi được đặt ra ở đây là các doanh nghiệp nước ngoài muốn đến Việt Nam thành lập công ty con, chi nhánh hoạt động tại Việt Nam, thành lập doanh nghiệp mới cần đáp ứng các điều kiện gì?
Bài viết này sẽ chia sẻ với các doanh nghiệp nước ngoài có dự định đầu tư tại Việt Nam dưới hình thức thành lập doanh nghiệp mới cần đáp ứng các điều kiện gì?
Điều kiện đầu tư đối với doanh nghiệp nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam
Đây là hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nên nhà đầu tư cần tuân thủ quy định của pháp luật quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật trong nước.
Cụ thể một số văn bản pháp lý mà nhà đầu tư nước ngoài cần tuân thủ khi muốn thành lập công ty tại Việt Nam như Biểu cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam, các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia, các hiệp định về bảo hộ đầu tư Việt Nam kí kết với các quốc gia sở tại mà nhà đầu tư mang quốc tịch, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành như Hiến pháp, Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật thương mại, Bộ luật dân sự, và các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến ngành nghề kinh doanh mà nhà đầu tư dự kiến thực hiện đầu tư tại Việt Nam.
Để có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhà đầu tư cần được phê chuẩn đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều này được thể hiện dưới hình thức nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần nộp hồ sơ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước:
Hồ sơ gồm có:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương của tổ chức kinh tế
- Đề xuất dự án đầu tư gồm có các nội dung sau: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
- Bản sao báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế trong vòng 2 năm gần nhất, hoặc cam kết hỗ trợ tài chính từ phía công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính từ tổ chức tài chính, tài liệu thuyết minh năng lực của nhà đầu tư đối với một số dự án về xây dựng, kỹ thuật đòi hỏi trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
- Đề xuất phương án nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hoặc hợp đồng thuê đất đối với trường hợp không cần đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Giải trình phương dán sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao.
Nơi nộp hồ sơ: Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp dự tính đặt trụ sở chính hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế nếu dự án đầu tư được thực hiện trong khu vực này.
Thời gian giải quyết hồ sơ: trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Sau khi được Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư tiến hành thủ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Để có thể thành lập doanh nghiệp tại Viêt Nam, nhà đầu tư cần đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hiện nay, tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện theo nguyên tắc sau:
Nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định cụ thể về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định đó.
Nếu pháp luật Việt Nam có quy định điều kiện đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài có quy định cụ thể về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa bằng với mức giới hạn theo quy định của pháp luật.
Nếu pháp luật Việt Nam có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài nhưng không quy định cụ thể tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ đối với nhà đầu tư nước ngoài thì số vốn điều lệ nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa trong một doanh nghiệp là 49%.
Hình thức và phạm vi đầu tư, tham gia hoạt động của nhà đầu tư trong nước.
Một số ngành nghề theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO có quy định về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp, thì nhà đầu tư nước ngoài cần tuân thủ quy định của pháp luật.
Ví dụ: doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản chỉ được sở hữu tối đa 49% vốn điều lệ trong doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài muốn mở công ty tại Việt Nam còn cần đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất đối với những ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực đặc thù như xử lý chất thải,chế biến thực phẩm.
Đảm bảo có đủ số vốn pháp định theo quy định của pháp luật. Ví dụ : ngành nghề kinh doanh vận tải hàng không, mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp khai thác từ 10 tàu bay có cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không quốc tế; thành lập tổ chức tín dụng: Mức vốn pháp định đối với ngân hàng thương mại là 3000 tỷ VNĐ.
Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động buôn bán lẻ, kinh doanh thương mại cần phải xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh trước khi tiến hành kinh doanh thương mại trên thực tế.
Đối với những doanh nghiệp dự định kinh doanh trong lĩnh vực đòi hỏi có trình độ chuyên môn thì người quản lý cần có chứng chỉ chuyên môn theo quy định của pháp luật. Ví dụ kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý, người quản lý cần có chứng chỉ hành nghề luật sư; dịch vụ khám chữa bệnh cần có chứng chỉ hành nghề y.
Đây là những điều kiện cơ bản mà nhà đầu tư cần đáp ứng trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Nhà đầu tư cần được tư vấn, xác định các điều kiện cần đáp ứng trước khi thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Luật Minh Anh để được tư vấn cụ thể về điều kiện đầu tư đối với từng ngành nghề, lĩnh vực đầu tư.
* Nếu muốn được giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn chi tiết hơn về Doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh tại việt nam cần điều kiện gì? điều kiện thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp cho Luật Minh Anh theo số điện thoại: 024 6328 3468 hoặc địa chỉ email: info@luatminhanh.vn