info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam ” Người nước ngoài có thể lựa chọn thành lập công ty tại Việt Nam dưới một trong các loại hình doanh nghiệp sau: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần.

Người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Để có thể thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam ngoài việc tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài còn cần tuân thủ quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như các hiệp định về bảo hộ đầu tư được ký kết song phương giữa hai quốc gia với nhau hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam có thể lựa chọn thành lập công ty mới hoặc góp vốn, mua cổ phần phần vốn góp vào doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

I. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP MỚI TẠI VIỆT NAM

Muốn thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng một số điều kiện nhất định và phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam thành lập doanh nghiệp:

  • Đối với từng ngành nghề, nhà đầu tư cần đảm bảo đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu điều lệ, cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn.
  • Đảm bảo có sự tham gia hoạt động của đối tác Việt Nam, tuân thủ về hình thức đầu tư và phạm vi đầu tư theo quy định của pháp luật.

Để thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần tiến hành đăng ký đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế nếu dự án đầu tư được thực hiện trong khu vực này.

Thủ tục đăng ký đầu tư được tiến hành tùy theo dự án đầu tư mà nhà đầu tư dự định thực hiện tại Việt Nam.

Những dự án có quy mô vốn lớn từ 5000 tỷ VNĐ trở lên hoặc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai lớn, có ảnh hưởng xấu đến môi trường,… cần sự chấp thuận phê duyệt chủ trương đầu tư từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Dự án đầu tư cần thực hiện xin phê duyệt chủ trương đầu tư bao gồm:

  • Nhà máy điện hạt nhân, dự án cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 500 ha trở lên.
  • Chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
  • Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở vùng núi, 20000 trở lên ở các vùng khác.
  • Hoạt động kinh doanh casino, cá cược, đặt cược;
  • Thăm dò, khai thác dầu khí;
  • Kinh doanh cảng biển, cảng hàng không,…
  • Sản xuất thuốc lá điếu,
  • Kinh doanh sân golf;
  • Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế…

Những dự án không thuộc diện phải xin quyết định chủ trương đầu tư, do nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoặc do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu vốn điều lệ từ 51% trở lên thực hiện phải tiến hành đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư được quy định cụ thể tại điều 33 Luật đầu tư 2014.

Hồ sơ gồm có: Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

  • Bản sao hộ chiếu của người nước ngoài được hợp pháp hóa lãnh sự
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao một trong các giấy tờ sau: cam kết hỗ trợ tài chính của của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất,Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với diện tích đất sử dụng để thực hiện dự án đầu tư.
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án sử dụng công nghệ bị hạn chế chuyển giao;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư thực hiện theo hợp đồng BCC.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ: Sở kế hoạch và đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất,…

Thời gian giải quyết hồ sơ: trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Sau khi xin cấp phép Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở công thương nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở.

Hồ sơ đăng ký thành lập đối với công ty TNHH:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên;
  • Bản sao căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị tương đương đối với thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương đối với thành viên là tổ chức;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Bản sao giấy căn cước công dân, hộ chiếu, chứng minh nhân dân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
  • Thành viên là cá nhân, tổ chức nước ngoài thì giấy tờ cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông;
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân; hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương đối với cổ đông là cá nhân;
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương đối với cổ đông là tổ chức;
  • Bản sao căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của cổ đông là tổ chức;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

II. MUA LẠI DOANH NGHIỆP ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM.

Đây là hình thức tối giản dành cho nhà đầu tư cần thành lập doanh nghiệp gấp, tiết kiệm thời gian cho nhà đầu tư so với việc thành lập doanh nghiệp mới.

Nhà đầu tư chỉ cần tiến hành hoạt động mua bán phần vốn góp, cổ phần theo quy định của luật doanh nghiệp.

Trước khi tiến hành hoạt động M&A, nhà đầu tư cần tiến hành đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ đăng ký gồm có:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, sở kế hoạch và đầu tư sẽ xem xét ra văn bản chấp thuận hoạt động góp vốn, mua bán cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư. Trường hợp từ chối cần có văn bản trả lời nêu rõ lý do từ chối gửi tới nhà đầu tư.

Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần thì nhà đầu tư tiến hành đăng ký thay đổi thông tin cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật.

Đây là hình thức thành lập doanh nghiệp khá là nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục thành lập công nghiệp ban đầu như thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, kê khai thuế ban đầu, bên cạnh đó có thể tận dụng được một số lợi thế mà doanh nghiệp đã có được trong quá trình hoạt động trước đó như chiếm lĩnh thị trường, nhận diện thương hiệu, v.v

* Nếu muốn được giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn chi tiết hơn về Người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp cho Luật Minh Anh theo số điện thoại: 024 6328 3468 hoặc địa chỉ email: info@luatminhanh.vn

#Nếu nhà đầu tư đang có kế hoạch phát triển kinh doanh tại Bắc Giang có thể tham khảo thêm tại bài viết về -> Thành lập công ty tại Bắc Giang