Tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình
” Tìm hiểu về Tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình trong nhiều tình huống éo le ” ⇒ Nhiều năm làm tư vấn pháp luật, Chúng tôi gặp không ít những tình huống éo le, khó tưởng, dở khóc dở cười xoay quanh cuộc sống hôn nhân, gia đình. Không giống với tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực khác, tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình phải gắn liền với việc tư vấn về tâm lý, tình cảm, đạo đức. Đây là một lĩnh vực tư vấn khá rộng bao gồm nhiều mảng nhỏ, đơn cử như:
- Tư vấn pháp luật về việc xác lập quan hệ hôn nhân: điều kiện kết hôn, kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, kết hôn tại biên giới; hồ sơ, thủ tục đăng ký kết hôn; kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý…;
- Tư vấn pháp luật về ly hôn: điều kiện ly hôn, quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, các hình thức ly hôn, hồ sơ thủ tục giải quyết ly hôn, giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con và phân chia tài sản khi ly hôn, hậu quả pháp lý khi ly hôn…;
- Tư vấn pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình: các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở giúp nạn nhân bạo lực gia đình; bạo lực gia định có phải căn cứ ly hôn, thay đổi người trực tiếp nuôi con; bạo lực gia đình khi nào bị xử lý hình sự?;
- Tư vấn pháp luật về tranh chấp tài sản chung vợ chồng, các nghĩa vụ tài sản: xác định chế độ tài sản vợ chồng; phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, phân chia tài sản chung, nghĩa vụ tài sản khác sau khi ly hôn và trong trường hợp nam, nữ sống chung như vợ chồng…;
- Tư vấn pháp luật về tranh chấp quyền nuôi con, cấp dưỡng cho con;
- Tư vấn pháp luật về xác nhận quan hệ hôn nhân và gia đình: việc xác định cha, mẹ, con; quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng, cha mẹ con, xác định người giám hộ, người đại diện theo pháp luật cho con…;
- Tư vấn pháp luật về cho – nhận con nuôi: điều kiện, hồ sơ, thủ tục cho – nhận con nuôi, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi-con nuôi, các trường hợp cho – nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài…;
⇒ Dưới đây là chia sẻ một tình huống cụ thể tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình mà Luật Minh Anh đã thực hiện:
Vụ việc của Khách hàng: “Vợ chồng tôi kết hôn năm 08/2017, đầu tháng 11/2017 tôi được công ty cử sang Nhật Bản công tác 01 năm ở trụ sở bên đó, trong thời gian đó tôi có về thăm nhà 01 lần vào tháng 06/2018, tháng 12/2018 tôi về nước. Trong khoảng thời gian tôi đi công tác, vợ tôi đã mang thai và đẻ con gái vào 12/09/2018. Xem xét khoảng thời gian, tôi suy đoán đó không phải con mình nên đã lén làm giám định ADN tại bệnh viện, kết quả cháu bé không phải con tôi. Tôi muốn ly hôn vì bị phải bội và không muốn cấp dưỡng nuôi cho đứa trẻ không phải con mình sau ly hôn. Cho hỏi giờ tôi không muốn nhận con và không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có được không?”
Trả lời:
Cũng là đàn ông, tôi rất đồng cảm, thấu hiểu nỗi khổ cũng như trăn trở của anh. Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp này, cháu bé sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, nên mặc nhiên được xác định là con chung của anh chị. Vì thế, trước đó anh cần làm thủ tục không nhận con tại Tòa án (nơi anh chị cư trú) (thủ tục tố tụng tại Tòa) (điều 88, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014). (Mời Quý bạn đọc đón đọc các bài viết về Tư vấn pháp luật về việc xác định cha, mẹ, con của Luật Minh Anh để hiểu rõ hơn về nội dung, hồ sơ, thủ tục cần làm trong các trường hợp này.)
Sau khi được Tòa án xác định cháu bé không phải con của anh; đây cũng được coi là một chứng cứ cho anh khi ra Tòa làm thủ tục ly hôn, và nếu đã được xác định không phải con anh thì hiển nhiên anh không có nghĩa vụ nuôi con hay cấp dưỡng cho cháu bé sau khi anh chị ly hôn.