Trường hợp nhận được giấy triệu tập của công an thì nên làm gì ?
Những ngày gần đây, một số nhóm đối tượng có những thủ đoạn như là mạo danh công an triệu tập người dân qua điện thoại nhằm mục đích đe dọa, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mọi người nên cảnh giác và cần nắm được quy định của pháp luật để biết trường hợp nhận được giấy triệu tập của công an thì nên làm gì?, tránh vì thiếu hiểu biết mà trở thành nạn nhân của chúng.
Giấy triệu tập là gì? Trường hợp nào công an triệu tập người dân lên làm việc ?
⇒ Việc triệu tập người dân làm việc với mục đích thu thập thông tin, tài liệu, xác minh, giải quyết vụ việc (bao gồm hình sự, dân sự hoặc hành chính). Việc triệu tập người dân phải có lý do chính đáng, được thực hiện theo đúng thủ tục quy định. Chính vì thế, nếu người dân được “gọi điện triệu tập” thì không cần lo lắng, phải bình tĩnh để xử lý, xác minh đó có phải là cán bộ công an, cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không? Trường hợp không phải, đó có thể là nhóm đối tượng lừa đảo, mạo danh công an, cán bộ, cơ quan nhà nước để tiếp cận người dân.
⇒ Việc triệu tập, mời người dân lên làm việc đề lấy lời khai, hỏi cung phải theo trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định. Cụ thể:
* Trong hình sự: Các trường hợp triệu tập công dân lên làm việc:
- Triệu tập và hỏi cung bị can;
- Triệu tập, lấy lời khai người báo tin về tội phạm, người tố giác, người bị tố giác, người kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
- Triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự.
Riêng đối với bị can: xét thấy cần thiết, kiểm sát viên được phân công trong vụ án có thể triệu tập bị can theo quy định pháp luật (khoản 4, điều 182, BLTTHS 2015).
* Trong dân sự: Các trường hợp triệu tập, mời công dân lên làm việc.
– Người đại diện hợp pháp của đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi (căn cứ Khoản 6 Điều 69 – BLTTDS 2015).
– Triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản (căn cứ Khoản 7 Điều 70 – BLTTDS 2015).
Như vậy, về cơ bản việc triệu tập, mời công dân lên làm việc hợp lệ phải đáp ứng một vài tiêu chí:
- Để phục vụ giải quyết vụ án hình sự, dân sự, hành chính;
- Phải có kế hoạch được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền;
- Do điều tra viên/kiểm sát viên được phân công;
- Đúng trình tự, thủ tục luật định (giấy triệu tập, giấy mời, thông báo hợp lệ).
Việc có mặt của người dân là nghĩa vụ bắt buộc nếu nhận được giấy triệu tập, giấy mời, thông báo hợp pháp; trừ trường hợp có lý do chính đáng, do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan. Nếu vắng mặt, trong một số trường hợp : bị can, bị cáo (triệu tập của Tòa án): có thể bị áp giải, bỏ trốn bị truy nã (điều 60, 61 BLTTHS2015) ; bị hại : có thể bị dẫn giải (điều 62, BLTTHS2015); người liên quan: có thể bị dẫn giải nếu việc vắng mặt làm trở ngại quá trình giải quyết vụ án (điều 66, BLTTHS2015)
Trường hợp nhận được giấy triệu tập, giấy mời của công an thì nên làm gì?
- Kiểm tra giá trị pháp lý của giấy triệu tập, giấy mời: về hình thức (quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan, người có thẩm quyền và chữ ký, dấu đỏ của cơ quan có thẩm quyền), về nội dung: vụ án nào, đã được khởi tố chưa, vai trò của bản thân trong vụ án, nội dung làm việc.
- Có quyền mời luật sư tham gia cùng (điều 16, BLTTHS 2015): luật sư là người am hiểu pháp luật và có kinh nghiệm thực tiễn, tư vấn giúp người được triệu tập bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bản thân.
- Chỉ cần hợp tác, khai báo trong phạm vi nội dung ghi trong giấy triệu tập, giấy mời; chi tiết không nhớ rõ ràng, cần đối chiếu, không vội đưa câu trả lời, hẹn cung cấp thông tin sau.
- Nghĩa vụ chứng minh là của cơ quan điều tra, người dân có quyền đưa ra chứng cứ chứng minh mình vô tội nhưng không có nghĩa vụ chứng minh.
- Khi ký: kiểm tra nội dung ghi trong biên bản ghi lời khai, biên bản làm việc, yêu cầu gạch phần trống trong giấy ghi, ký từng trang rõ họ tên, tẩy xóa, sửa chữa cần được xác nhận tại ngay vị trí đó.
Lưu ý: được từ chối làm việc, thậm chí, tố cáo hành vi trái pháp luật của người triệu tập trong trường hợp:
- Vụ án chưa được khởi tố;
- Không có giấy triệu tập, giấy mowig, thông báo hợp pháp;
- Người triệu tập không có thẩm quyền;
- Chưa xác định được tư cách tham gia tố tụng, chưa giải thích rõ quyền và nghĩa vụ cho người bị triệu tập;
- Nội dung làm việc không đúng với trong giấy triệu tập;
- Có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; đe dọa, uy hiếp tinh thần;
- Trường hợp bắt giữ, cưỡng chế trái luật, xâm phạm quyền con người.
⇒ Chúng tôi, Luật sư tư vấn hiện đang làm việc tại công ty Luật Minh Anh rất vinh dự được là đơn vị đại diện tư vấn và hướng dẫn ” Trường hợp nhận được giấy triệu tập của công an thì nên làm gì ?” cho quý khách hàng. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại dịch vụ tốt nhất với mức chi phí ưu đãi.