info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Tranh chấp hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng

Tranh chấp hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng là một trong những nội dung tư vấn đang có chiều hướng ngày càng tăng trong thời gian gần đây. Không chỉ dừng lại ở việc tư vấn phương án giải quyết mà một trong các bên còn đưa ra nhờ luật sư soạn thảo đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.
Vậy tranh chấp hợp đồng là gì và giải quyết tranh chấp hợp đồng như thế nào để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Sau đây Luật Minh Anh xin gửi tới Quý bạn đọc bài viết: “Tranh chấp hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng.”
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự, Tố tụng dân sự 2015 (BLDS);
-Luật Trọng tài thương mại 2010;
– Các văn bản hướng dẫn kèm theo.
Hiện nay, pháp luật không quy định khái niệm tranh chấp Hợp đồng, tuy nhiên từ các tranh chấp trên thực tế thì tranh chấp hợp đồng được hiểu la sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của các bên trong quan hệ hợp đồng với nhau liên quan đến việc thực hiện hay không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.
Nhìn chung, có hai loại tranh chấp hợp đồng cơ bản là tranh chấp hợp đồng dân sự và tranh chấp hợp đồng kinh doanh – thương mại.
Tranh chấp hợp đồng có các đặc điểm cơ bản sau:
– Phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng.
– Mang yếu tố tài sản và gắn liền với lợi ích các bên trong tranh chấp.
– Có sự vi phạm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ của một hoặc các bên, sự vi phạm này làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên còn lại.
Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
Hiện này có các phương thức giải quyết giải quyết tranh chấp hợp đồng sau:
Thương lượng, hòa giải
Khi ký kết hợp đồng các bên có quyền tự định đoạt thì khi xảy ra tranh chấp các bên vẫn có quyền tự định đoạt để giải quyết tranh chấp đó. Quyền tự do định đoạt khi giải quyết tranh chấp thể hiện ở việc các bên có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp.
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên thông qua việc các bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết mâu thuẫn.
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp này có những ưu điểm và hạn chế sau:
Ưu điểm
Là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, thủ tục tiến hành linh hoạt, mềm dẻo.
Nếu việc giải quyết tranh chấp thành công không gây sự đối kháng giữa hai bên và có khả năng tiếp tục hợp tác.
Giữ được uy tín và bí mật kinh doanh của các bên.
Hạn chế
Khả năng thành công và việc thi hành kết quả thấp, phụ thuộc vào sự tự nguyện, thiện chí của các bên.
Kết quả thương lượng, hòa giải không được bảo đảm bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc.
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại.
Là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba (Hội đồng trọng tài), không mang tính quyền lực nhà nước. Các bên tranh chấp được quyền lựa chọn trọng tài viên, quyết định ngôn ngữ, địa điểm và thời gian giải quyết.
Ưu điểm
Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, không bị kháng cáo trừ trường hợp một trong các bên tranh chấp yêu cầu và có căn cứ chứng minh.
Được công nhận quốc tế thông qua các công ước quốc tế được ký kết.
Cơ quan trọng tài hoàn toàn trung lập, các trọng tài viên có trình độ, chuyên môn cao.
Đảm bảo bí mật kinh doanh, uy tín của các bên.