info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

Việc hợp tác kinh doanh để mang lại lợi nhuận lớn giữa các nhà đầu tư đã được coi là một thông lệ kinh doanh lâu đời. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa thì các hoạt động này diễn ra ngày càng mạnh mẽ và góp phần tạo ra những sản phẩm có giá trị, mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

                         Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)


Theo quy định tại Khoản 9, Điều 3 Luật đầu tư số 67/2014/QH13 thì Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 28 Luật đầu tư số 67/2014/QH13 thì Hợp đồng hợp tác kinh doanh được chia thành 02 dạng:
Thứ nhất: Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự;
Thứ hai, Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư năm 2014.
Nội dung chủ yếu của Hợp đồng BCC bao gồm:
– Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
– Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
– Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
– Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
– Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
– Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp;
– Các điều khoản khác do nhu cầu của các bên tham gia hợp đồng./.
Ngoài ra, Theo quy định tại Khoản 3, Điều 28, Luật Đầu tư 2014. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.
Việc lập ra ban điều phối nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng, cũng như đại diện cho các bên thực hiện quyền giám sát quá trình thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng BCC thường được các bên áp dung trong những trường hợp sau đây:
Do ý, chí nguyện vọng của các bên tham gia hợp đồng;
Những dự án có tính chất, độ dài ngắn, ít phức tạp;
Do các bên tham gia bị giới hạn quyền liên kết thành lập công ty liên doanh;
Để hợp pháp hóa một số quan hệ, giao dịch dân sự khác.v.v.