info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Luật sư giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn

Hỏi:

Chào Luật sư, tôi năm nay 35 tuổi, kết hôn được 10 năm, tôi và chồng hiện tại có hai con chung, một bé gái 6 tuổi và một bé trai 2 tuổi rưỡi. Từ cuối năm 2018 tôi nhận thấy chồng có biểu hiện xa cách, chúng tôi thường xuyên cãi vã; thậm chí cuối năm 2019 tôi phát hiện chồng ngoại tình và có nhà ở riêng với người tình, từ ngày đó chúng tôi không sống chung. Tôi muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý, tôi chỉ mong muốn hai con sống cùng mình vì không muốn con sống cảnh dì ghẻ con chồng. Tôi nhờ luật sư giúp đỡ tôi, xin cảm ơn!

Trả lời:

Luật Minh Anh cảm ơn sự tin tưởng của chị giành cho chúng tôi, Luật sư giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn tư vấn cho chị quy định pháp luật về quyền nuôi dưỡng tiếp con khi ly hôn như sau:

Luật sư giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn

Quyền yêu cầu ly hôn đơn phương

          Nếu chồng chị không đồng ý ly hôn, chị hoàn toàn có thể yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên (điều 51, Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Chị cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn như sau:

  • Đơn ly hôn theo mẫu (mua tại tòa án nơi cư trú của chồng chị hiện tại và nộp hồ sơ ly hôn tại đó);
  • Bản chính đăng ký kết hôn;
  • Bản sao chứng thực hộ khẩu hai vợ chồng;
  • Bản sao chứng thực CMTND/CCCD của hai vợ chồng;
  • Bản sao chứng thực giấy khai sinh của các con;
  • Tài liệu, chứng cứ về tài sản chung: bản sao chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm chung, đăng ký xe…

           Căn cứ để tòa án giải quyết ly hôn là mục đích hôn nhân không đạt được, mâu thuẫn trầm trọng đời sống hôn nhân không thể kéo dài. Chị cần đưa ra bằng chứng về việc chồng ngoại tình và hiện hai người không chung sống, chồng chị sống chung với người thứ ba vì chung thủy, yêu thương mới duy trì được đời sống chung; đây cũng là chứng cứ quan trọng trong việc chia tài sản chung và giành quyền nuôi con.

Quyền nuôi con được giải quyết như thế nào khi ly hôn?

Điều 81, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái sau khi ly hôn như sau:

Thứ nhất, tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận, chị có thể thuyết phục chồng để mình nuôi dưỡng trực tiếp hai con không chỉ đạt được nguyện vọng mà còn không tổn thương tới tình cảm của con, vì cho cùng dù con sống chung với ai, thì cả hai cũng nên vì sự phát triển toàn diện vật chất, tâm tư, tình cảm của con.

Thứ hai, con dưới 36 tháng tuổi do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Như vậy, trừ trường hợp phía chồng chị chứng minh được chị không đủ điều kiện vật chất, tinh thần hoặc hai bên thỏa thuận thì bé trai hiện 2,5 tuổi có thể do chị nuôi dưỡng.

Thứ ba, khi không thể thỏa thuận, tòa án căn cứ vào điều kiện hai bên sẽ giải quyết việc nuôi dưỡng trực tiếp con sao cho đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con. Chị cần đưa ra những chứng cứ chứng minh về tình hình kinh tế, và khả năng chăm sóc con của bản thân; đồng thời chứng cứ ngoại tình của chồng, không sống cùng gia đình cũng là một bất lợi của chồng chị nếu muốn giành quyền nuôi con. Ngoài ra, con gái chị dưới 7 tuổi nên tòa cũng cần xem xét nguyện vọng của bé, chị nên bồi dưỡng tình cảm và thuyết phục con, vì cho cùng dù tòa có phân xử như nào, tình cảm của cháu bé vẫn rất quan trọng; tôi tin rằng điều chị quan tâm nhất là sự phát triển, nguyện vọng của con.

Trên đây là câu trả lời Luật sư giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn tư vấn cho chị; nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp để luật sư tìm hiểu, nghiên cứu chi tiết tình hình và có phương án giải quyết cụ thể hơn.