info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Tư vấn xin giấy phép dán nhãn năng lượng

Để Quý khách hàng có được cái nhìn toàn diện về quy chế pháp lý liên quan đến việc dán nhãn năng lượng, Luật Minh Anh với dịch vụ dán nhãn năng lượng uy tín sẽ tư vấn xin giấy phép dán nhãn năng lượng miễn phí các nội dung sau:

Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.

Việc áp dụng dán nhãn năng lượng bắt buộc đã được thực hiện hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc…..Tại Việt Nam, từ năm 2009, bắt đầu triển khai thí điểm quy định dán nhãn năng lượng  tự nguyện cho một số sản phẩm. Tuy nhiên, phải đến năm 2011, khi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được ban hành và có hiệu lực, hoạt động này mới được triển khai rộng khắp.

Việc dán nhãn năng lượng hiện nay là một quy định mang tính chất bắt buộc đối với một số các sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường. Việc dán nhãn năng lượng bắt buộc cho các sản phẩm như thiết bị điện gia dụng, văn phòng…là điều cần thiết, vì sẽ giúp người tiêu dùng định vị được sản phẩm  tiết kiệm năng lượng so với các sản phẩm khác trên thị trường; Đồng thời giúp các nhà sản xuất khẳng định thương hiệu, tăng uy tín cho các cửa hàng kinh doanh.

Dịch vụ tư vấn xin giấy phép dán nhãn năng lượng cho sản phẩm sản xuất, nhập khẩu

1. Căn cứ pháp lý dán nhãn năng lượng bắt buộc:

Việc dán nhãn năng lượng các sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường được quy định trong các văn bản sau:

Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả năm 2010;

Nghị định số 21/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả;

Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện;

Quyết định số 03/2013/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg; Thông tư số 07/2012/TT-BCT quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện và thiết bị sử dụng năng lượng.

2. Các danh mục phương tiện thiết bị phải dán nhãn năng lượng:

Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa có quy định bắt buộc tất cả các sản phẩm lưu thông trên thị trường phải thực hiện thủ tục kiểm nghiệm và dán nhãn năng lượng mà chỉ quy định áp dụng bắt buộc đối với một số sản phẩm sau:

Nhóm phương tiện giao thông vận tải: xe ô tô con loại 7 chỗ trở xuống

Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy photocopy, màn hình máy tính, máy in, tủ lạnh.

Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang, chấn lưu điện, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình.

Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.

3. Thủ tục xin dán nhãn năng lượng:

Để được cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng, doanh nghiệp thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Thử nghiệm mẫu điển hình: Mẫu điển hình do doanh nghiệp lấy và được gửi tới tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định để thử nghiệm theo tiêu chuẩn tương ứng. Kết quả của bước 01 là doanh nghiệp được cấp phiếu kết quả thử nghiệm.

Bước 2: Lập hồ sơ và gửi về Tổng cục Năng lượng để thẩm định và cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.

4. Hồ sơ. Hồ sơ gửi về Tổng cục Năng lượng bao gồm:

Giấy đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu kèm theo danh mục các loại phương tiện, thiết bị;

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng);

Bản sao của hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa ở nước ngoài (đối với các nhà nhập khẩu) và Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;

Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa (bản sao có đóng dấu xác nhận của người đứng đầu doanh nghiệp), bản mô tả tóm tắt các thông số đặc trưng cơ bản của phương tiện, thiết bị;

Kết quả thử nghiệm do Tổ chức thử nghiệm được chỉ định cấp có thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày cấp;

Hồ sơ, tài liệu, quy trình quản lý chất lượng của doanh nghiệp;

Hồ sơ, chứng chỉ quản lý chất lượng liên quan.

Đối với trường hợp đại lý nộp thay cho nhà sản xuất ở nước ngoài, đại lý phải xuất trình Giấy ủy quyền. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.

5. Thời hạn giải quyết.

a) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị, Tổng cục Năng lượng xem xét hồ sơ, đánh giá năng lực doanh nghiệp, sự phù hợp của hồ sơ, kết quả thử nghiệm so với tiêu chuẩn đánh giá; xác định mức tiêu thụ năng lượng so với các tiêu chuẩn đã công bố;

b) Sau khi có kết quả đánh giá hồ sơ phù hợp, Tổng cục Năng lượng đánh giá thực tế các doanh nghiệp đăng ký tham gia dán nhãn năng lượng và ra quyết định chứng nhận phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.

6. Thời hạn của giấy chứng nhận cấp phép dán nhãn.

Đối với doanh nghiệp nhập khẩu: Giấy chứng nhận chỉ có giá trị cho từng lô hàng nhập khẩu. Các lô nhập tiếp theo có cùng xuất xứ, cùng địa chỉ nhà máy sản xuất, không có thay đổi về kỹ thuật làm ảnh hưởng đến các yêu cầu chứng nhận, Doanh nghiệp nhập khẩu nộp hồ sơ báo cáo Tổng cục Năng lượng để Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận mới. Nếu có sự thay đổi về xuất xứ hàng hóa hoặc địa điểm nhà máy sản xuất hoặc model hoặc thiết kế kỹ thuật thì phải đánh giá, chứng nhận lại;

Đối với nhà sản xuất: Giấy chứng nhận có thời hạn tối đa là 03 (ba) năm.

7. Chứng nhận lại:

Khi đã cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng, doanh nghiệp phải làm hồ sơ xin cấp lại nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Giấy chứng nhận hết hiệu lực;

Tiêu chuẩn đánh giá có thay đổi;

Phương tiện, thiết bị đã được chứng nhận có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng;

Nội dung của nhãn hàng hóa thay đổi;

Thay đổi địa điểm sản xuất.

Dịch vụ tư vấn xin giấy phép dán nhãn năng lượng tại luật Minh Anh:

Tư vấn xin giấy phép dán nhãn năng lượng miễn phí điều kiện xin giấy phép dán nhẵn năng lượng tại cơ quan nhà nước;

Tư vấn xin giấy phép dán nhãn năng lượng miễn phí quy trình, thủ tục xin giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng tại cơ quan nhà nước;

Tư vấn cho khách hàng chuẩn bị thông tin, giấy tờ cần thiết liên quan tới công việc soạn thảo hồ sơ xin giấy phép dán nhãn năng lượng;

Khảo sát tính hợp lý và hợp pháp của các thông tin, giấy tờ khách hàng cung cấp;

Luật Minh Anh sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ, gửi khách hàng ký;

Tư vấn và hỗ trợ khách hàng đón tiếp đoàn thẩm định;

Luật Minh Anh sẽ tiến hành nộp, theo dõi hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng tại cơ quan nhà nước;

Luật Minh Anh sẽ đại diện khách hàng nhận giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng tại cơ quan nhà nước và bàn giao kết quả tư vấn xin giấy phép dán nhãn năng lượng cho Quý khách hàng;