Quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
” Quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ” ⇒ Trong những năm gần đây, đầu tư nước ngoài không còn là một vấn đề mới mẻ với Việt Nam hay với các nước khác trên thế giới. So với các hình thức đầu tư khác, đầu tư nước ngoài không chỉ thu hút sử dụng vốn đầu tư nước ngoài mà kèm theo là công nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiến bộ, mở ra thị trường lao động chất lượng. Vì vậy, hiện nay, Việt Nam đã tạo ra một môi trường thuận lợi, ưu đãi hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là môi trường pháp lý. Các quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hiện hành vừa tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, lại vừa tạo điều kiện, bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thông qua bài viết dưới đây, Chúng tôi sẽ đưa ra những quy định pháp luật quan trọng về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để bạn có thể hiểu rõ hơn vấn đề này.

Các văn bản pháp lý về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Hiện nay, có rất nhiều các văn bản pháp lý quy định về đầu tư. Có thể đưa ra một vài văn bản quan trọng như:
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13
Nghị định số 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật số 67/2014/QH13 về Đầu tư
Nghị định số 37/2020/NĐ-CP Bổ sung danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư
Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT về biểu mẫu thủ tục đầu tư, mẫu báo cáo đầu tư
Định nghĩa về đầu tư nước ngoài
Mặc dù chưa có văn bản nào quy định rõ về định nghĩa đầu tư nước ngoài. Nhưng có thể hiểu một cách đơn giản: Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành, quản lý để thu lợi nhuận.
Nắm rõ về định nghĩa đầu tư nước ngoài, từ đó, ta có thể tiến hành các thủ tục liên quan đến đầu tư một cách dễ dàng hơn.
Các quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Luật Đầu tư 2014 và các văn bản pháp lý liên quan ra đời nhằm kiểm soát các hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Pháp luật cũng đã quy định rất rõ từng điều khoản như: quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, các chế độ ưu đãi đầu tư, hình thức đầu tư,… Trong số đó, những quy định nổi bật mà nhà đầu tư phải quan tâm như sau:
Các ngành nghề kinh doanh đầu tư bị cấm
Đây là một nội dung đáng quan tâm đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi nếu vi phạm vào một trong những ngành nghề này thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được phép đầu tư vào Việt Nam. Theo Luật Đầu tư năm 2014 đã quy định về ngành nghề đầu tư bị cấm như sau:
– Các chất ma túy;
– Hóa chất, khoáng vật quý;
– Mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã, hoang dã nguy cấp hoặc quý hiếm;
– Mại dâm;
– Mua, bán người hay bộ phận cơ thể người;
– Sinh sản vô tính trên người;
– Pháo nổ.
Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Bên cạnh những ngành nghề cấm được kinh doanh, nhà đầu tư cũng phải chú ý đến ngành nghề đầu tư có điều kiện. Tại Luật Đầu tư cũng đã nêu rõ các quy định về ngành nghề đầu tư có điều kiện, có thể kể đến một vài ngành nghề như sau: luật sư; Bảo hiểm; Dịch vụ cầm đồ; Dịch vụ bảo vệ; Xăng dầu; Xổ số; Rượu; Bất động sản….
Các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Việt Nam mở cửa thị trường hội nhập quốc tế cũng đồng nghĩa với việc mở rộng cánh cửa chào đón các hoạt động đầu tư nước ngoài. Chính sách với hình thức đầu tư cũng đa dạng hơn trước. Các hình thức đầu tư có thể kể đến như:
– Thành lập tổ chức kinh tế;
– Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần hay phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
– Đầu tư theo hợp đồng PPP
– Đầu tư theo hợp đồng BCC
Mỗi hình thức đầu tư đều có ưu và nhược điểm riêng. Mỗi nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam phải cân nhắc thật kỹ về hình thức đầu tư để từ đó đưa ra lựa chọn đúng đắn.
Chế độ ưu đãi đầu tư tại Việt Nam
Tùy vào từng đối tượng cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng chế độ ưu đãi đầu tư về thuế giúp nhà đầu tư giảm được áp lực về chi phí cũng như tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Các chế độ ưu đãi cụ thể như sau:
– Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu;
– Ưu đãi về thuế đất.
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam
Tùy vào từng dự án mà thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư sẽ khác nhau.
*Đối với trường hợp dự án không thuộc quyết định chủ trường đầu tư thì thủ tục sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1. Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
Bước 2. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ thẩm định và đưa ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
*Đối với trường hợp dự án thuộc thẩm quyền chủ trương đầu tư của UBND tỉnh.
Bước 1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư.
Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.
Bước 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước.
Bước 3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi cơ quan đăng ký đầu tư.
Bước 4. Cơ quan quản lý về đất đai chịu trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ; cơ quan quản lý về quy hoạch cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan đăng ký đầu tư.
Bước 5. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
*Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.
Bước 1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư.
Bước 2. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi: hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cả cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến dự án đầu tư để xin ý kiến.
Bước 3. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi ý kiến về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình cho Cơ quan đăng ký đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 4. Sau 25 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 5. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của UBND tỉnh, BKHĐT lập báo cáo thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ.
Bước 6. Sau khi nhận được báo cáo thẩm định của BKHĐT, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu và gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cơ quan đăng ký đầu tư.
Thời gian hoạt động của dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Đối với từng loại dự án cụ thể mà thời gian hoạt động sẽ khác nhau. Cụ thể:
– Dự án đầu tư nằm trong khu kinh tế: ≤ 70 năm.
– Dự án ngoài khu kinh tế: ≤ 50 năm.
– Dự án ở nơi kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn: ≤ 70 năm.
Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tế, thời hạn hoạt động sẽ được xem xét và gia hạn thêm theo từng dự án.
⇒ Chúng tôi, Luật sư chuyên nghành đầu tư hiện đang làm việc tại công ty Luật Minh Anh rất vinh dự được là đơn vị đại diện tư vấn và cung cấp tài liệu ” Quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ” cho quý khách hàng. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại dịch vụ tốt nhất với mức chi phí ưu đãi.