info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Đăng ký đầu tư vào Việt Nam-Những điều cần biết

” Đăng ký đầu tư vào Việt Nam-Những điều cần biết ” Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu hướng mới của các quốc gia trên toàn thế giới. Trong lĩnh vực kinh tế, muốn kinh tế được phát triển thì phải có sự đầu tư. Việt Nam đang ngày càng mở rộng cánh cửa chào đón các nhà đầu tư từ mọi quốc gia trên thế giới. Điều này vừa là đòn bẩy để thúc đẩy nền kinh tế, tạo cơ hội cho nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng cũng vừa là thách thức đối với ngành công nghiệp nước ta. Pháp luật về đầu tư đã ra đời để điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động đầu tư. Một trong những chế định quan trọng nhất là quy định về thủ tục đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy, thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những điều cần biết về “Đăng ký đầu tư vào Việt Nam” để giúp bạn hiểu được rõ hơn vấn đề này.

Đăng ký đầu tư vào Việt Nam-Những điều cần biết

Đăng ký đầu tư nghĩa là gì?

Trước hết, chúng ta cần hiểu đăng ký đầu tư được hiểu như thế nào. Theo đó, “đăng ký đầu tư” được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau như: góc độ kinh tế, góc độ chính trị – xã hội, góc độ pháp lý,… Nhưng nhìn chung, đăng ký đầu tư được hiểu theo nghĩa thông thường là: tổng thể các hoạt động mang tính pháp lý cần thiết của nhà đầu tư với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.

Có thể hiểu đăng ký đầu tư chính là tiền đề, cơ sở đầu tiên để thực hiện các công việc tiếp theo của dự án đầu tư. Việc đăng ký các dự án đầu tư mang ý nghĩa quan trọng đối với tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Chính phủ đã đưa ra nhất nhiều chính sách khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư vào Việt Nam.

Đăng ký đầu tư được dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Hiện nay, các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư có thể kể đến như:

  • Luật Đầu tư số 67/2014/QH13
  • Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật 67/2014/QH13 về Đầu tư
  • Nghị định 37/2020/NĐ-CP Bổ sung danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư
  • Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT về biểu mẫu thủ tục đầu tư, mẫu báo cáo đầu tư

Chế định về đăng ký đầu tư được quy định xuyên suốt từ Điều 1 đến Điều 50 của Luật Đầu tư 2014.

Ai phải thực hiện đăng ký đầu tư tại Việt Nam?

 Đối tượng phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư tại Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Đầu tư 2014 như sau:

*Các dự án của nhà đầu tư nước ngoài;

*Các dự án của tổ chức kinh tế trong trường hợp: có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với công ty hợp danh; Hoặc có tổ chức kinh tế nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên; Hoặc có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

Ai không phải đăng ký đầu tư tại Việt Nam?

Cũng theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật Đầu tư 2014 thì các trường hợp sau không cần phải đăng ký đầu tư:

*Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

*Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.

*Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Quy trình, thủ tục đăng ký đầu tư được thực hiện như thế nào?

Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư:

Bước 1: Nhà đầu tư nộp: 01 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư lên cơ quan đăng ký đầu tư.

Bước 2: Sau 15 ngày làm việc, Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, thẩm định nội dung và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đối với dự án đầu tư thuộc quyết định, chủ trương đầu tư:

* Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

Bước 1.  Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư.

Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

Bước 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước.

Bước 3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi cơ quan đăng ký đầu tư.

Bước 4. Cơ quan quản lý về đất đai chịu trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ; cơ quan quản lý về quy hoạch cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan đăng ký đầu tư.

Bước 5. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:

Bước 1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư.

Bước 2. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi: hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cả cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến dự án đầu tư để xin ý kiến.

Bước 3. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi ý kiến về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình cho Cơ quan đăng ký đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 4. Sau 25 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 5. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của UBND tỉnh, BKHĐT lập báo cáo thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ.

Bước 6. Sau khi nhận được báo cáo thẩm định của BKHĐT, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu và gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cơ quan đăng ký đầu tư.

Chi phí xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là bao nhiêu?

Hiện nay, cơ quan nhà nước không yêu cầu chi phí phát sinh trong quá trình đăng ký đầu tư.

⇒ Chúng tôi,  Luật sư tư vấn đầu tư hiện đang làm việc tại công ty Luật Minh Anh rất vinh dự được là đơn vị đại diện tư vấn và cung cấp dịch vụ ” Đăng ký đầu tư vào Việt Nam – Những điều cần biết ” cho quý khách hàng. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại dịch vụ tốt nhất với mức chi phí ưu đãi.