info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Những lưu ý khi đầu tư theo hình thức liên doanh Việt Nam với nước ngoài

” Những lưu ý khi đầu tư theo hình thức liên doanh Việt Nam với nước ngoài ” Liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài là sự hợp tác cùng nhau đầu tư kinh doanh dựa trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Quyền và nghĩa vụ giữa các bên sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau trong hợp đồng.

Những lưu ý khi đầu tư theo hình thức liên doanh Việt Nam với nước ngoài

Xu hướng hợp tác cùng phát triển ngày càng được chú trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trước những biến động khó lường của nền kinh tế cũng như sự phát triển của khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo AI thì sự hợp tác càng có ý nghĩa hơn. Có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư sẽ giúp cho những nhà đầu tư hạn chế được những điểm yếu, phát huy thế mạnh để có thể phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. Liên doanh giữa các nhà đầu tư với nhau sẽ góp phần thúc đẩy mạnh hơn quá trình đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn khi một bên có chi phí, nguồn vốn nhưng thiếu kinh nghiệm, kiến thức về thị trường nội địa có thể khắc phục điểm yếu bằng cách hợp tác với doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước những người hiểu rõ thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng, các yếu tố thị trường nội địa.

Đây là hình thức đầu tư có khá nhiều ưu điểm khi nhà đầu tư nước ngoài, ngoài việc thu lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp có thể thu lợi nhuận thừ việc liên doanh với các doanh nghiệp khác. Khi doanh nghiệp hoạt động có lãi thì thành viên liên doanh sẽ được chia lợi nhuận nhưng cũng chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp khi doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Tuy nhiên, các nhà đầu tư khi lựa chọn việc liên doanh vẫn cần lưu ý một số điểm như về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, điều kiện áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài về hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến các điều kiện được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ nhất, về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ. Nhà đầu tư lựa chọn việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại Việt Nam cần lưu ý về điều kiện này. Vì một số ngành được quy định trong luật đầu tư và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ, trong lĩnh vực chứng khoán, công ty đại chúng kinh doanh trong ngành nghề có áp dụng điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%.

Thứ hai, về hình thức đầu tư, trong một số ngành nghề nhất định, nhà đầu tư chỉ được phép đầu tư theo hình thức nhất định. Ví dụ, dịch vụ pháp lý, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đầu tư dưới các hình thức sau:

– Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

– Công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài.

– Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh.

– Công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.

Khi có quy định bắt buộc về hình thức đầu tư, nhà đầu tư cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh đó, phạm vi hoạt động cũng cần chú ý nếu như nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn kinh doanh những ngành nghề có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ: Những tổ chức luật sư nước ngoài chỉ được phép hoạt động trong hoạt động tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác. Không được cử luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác của đương sự trước Tòa án Việt Nam hoặc thực hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam. Không được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài còn cần tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau gửi đến cơ quan đăng ký đầu tư:

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

Hợp đồng hợp tác kinh doanh;

Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương đối với tổ chức kinh tế;

Hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;

Đề xuất dự án đầu tư;

Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư như báo cáo tài chính 2 năm gần nhất, quyết định cấp vốn của công ty mẹ, giấy tờ đảm bảo cung cấp khoản vay của ngân hàng, …

Đề xuất về nhu cầu sử dụng đất

Giải trình về nhu cầu sử dụng công nghệ đối với dự án hạn chế chuyển giao công nghệ

Trong thời hạn 15 ngày cơ quan đăng ký đầu tư sẽ xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư. Trường hợp cần bổ sung giấy tờ cần ra thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư. Trường hợp từ chối cần trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Các dự án đầu tư được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh cần tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư như chế độ báo cáo thường niên,….

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký đầu tư, nhà đầu tư hoàn tất các thủ tục về đăng ký thành lập doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh, đầu tư thông qua hoạt động của doanh nghiệp. Thủ tục về đăng ký thành lập được thực hiện theo quy định của luật doanh nghiệp 2014.

Để có thể nhận được chi tiết hơn về thủ tục tiến hành, những điểm cần lưu ý khi lựa chọn hình thức liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài, sử dụng dịch vụ đại diện ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư cũng như thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Minh Anh với chúng tôi qua số hotline.

* Nếu muốn được giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn chi tiết về Những lưu ý khi đầu tư theo hình thức liên doanh Việt Nam với nước ngoài. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo số Hotline: 0938 834 386 hoặc địa chỉ email: info@luatminhanh.vn