info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Hợp đồng tín dụng giao kết với người không biết chữ có hiệu lực không

Hợp đồng tín dụng là hợp đồng cho vay tài sản được giao kết giữa tổ chức tín dụng với cá nhân/tổ chức được gọi là hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng giao kết với người không biết chữ có hiệu lực hay không? Pháp luật nước ta quy định vấn đề này như thế nào? Luật Minh Anh sẽ giải đáp thắc mắc của Qúy khách hàng trong bài viết dưới đây:

Hợp đồng tín dụng giao kết với người không biết chữ có hiệu lực không

Hợp đồng tín dụng giao kết với người không biết chữ có hiệu lực hay không?

Thứ nhất, về quan hệ dân sự giữa các bên trong hợp đồng tín dụng

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 cũng như Luật các tổ chức tín dụng 2015 không có quy định hạn chế người ít chữ hay không biết chữ là chủ thể của hợp đồng tín dụng nên các trường hợp khách hàng không biết chữ hoặc biết ít chữ vẫn hoàn toàn có quyền tham gia giao dịch dân sự này. Trong quá trình xác lập hợp đồng tín dụng, tổ chức tín dụng có trách nhiệm cũng cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2016/TT-NHNN

Thứ hai, Người không biết chữ có thể giao kết hợp đồng không?

Với hợp đồng tín dụng giao kết với người không biết chữ có hiệu lực hay không?

Theo khoản 2 Điều 48 Luật Công chứng năm 2014, việc điểm chỉ trong công chứng được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký.

Về việc ký, điểm chỉ trong hợp đồng công chứng, Điều 48 Luật Công chứng nêu rõ, người yêu cầu công chứng phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt Công chứng viên. Trong đó, việc điểm chỉ được thực hiện trong 02 trường hợp:

– Thay thế cho việc ký nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký;

– Thực hiện đồng thời với việc ký trong trường hợp công chức di chúc, theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền cho người yêu cầu công chứng.

Như vậy, trong trường hợp người không biết chữ muốn giao kết hợp đồng tín dụng có thể điểm chỉ thay cho chữ ký

Thứ ba, điểm chỉ trong hợp đồng tín dụng có hiệu lực không?

Yêu cầu đối với điểm chỉ thay cho chữ ký được quy định tại Khoản 2, Điều 48, Luật công chứng năm 2014.

Theo đó, thông thường thì người có yêu cầu công chứng và người có liên quan (làm chứng, phiên dịch) phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên khi thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch dân sự tại văn phòng công chứng. Tuy nhiên, trường hợp những đối tượng này không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký thì có thể điểm chỉ để thay thế việc ký. Ngoài ra, việc điểm chỉ có thể được thực hiện song song cùng với việc ký tên nếu công chứng di chúc, hoặc người yêu cầu công chứng đề nghị, hoặc công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.

* Nếu muốn được giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn chi tiết hơn về các loại hợp đồng tín dụng. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp cho Luật Minh Anh theo số điện thoại: 024 6328 3468 hoặc địa chỉ email: info@luatminhanh.vn