info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Sau sự kiện Việt Nam tham gia vào WTO ngày càng có nhiều thương nhân nước ngoài đến Việt Nam để tìm hiểu môi trường đầu tư, xúc tiến các hoạt động kinh doanh. Thương nhân nước ngoài  thông qua văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài có thể  tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, các hoạt động xúc tiến và xây dựng các dự án đầu tư, thúc đẩy việc thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận về lĩnh vực thương mại phù hợp với luật pháp Việt Nam đã ký với đối tác Việt Nam. Để thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài– Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
– Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện;
– Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;
– Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:
+  Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;
+  Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.
Chú ý: Với tài liệu thứ hai đến thứ 2 đến thứ 6 phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.  Tài liệu thứ hai phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.