Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài
Hiện này, ly hôn có yếu tố nước ngoài không còn xa lạ gi so với trước kia, các vụ án giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài diễn ra ngày càng nhiều mà nguyên nhân chủ yếu là do cuộc sống hôn nhân không hạng phúc, mục đích hôn nhân không đạt được. Chính vì vậy, khi tiến hành thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài thì pháp luật nước ta cũng quy định rất chặt chẽ và phải được thực hiện theo một trinh tự cụ thể và rõ ràng.
(Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài)
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài để mong quý khách có thể năm rõ hơn về vấn đề này.
Trước khi thực hiện thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài thì chúng ta phải xác định được thẩm quyền giải quyết vụ việc có thuộc thẩm quyền của pháp luật Việt Nam hay không?. Theo đó, căn cứ vào Điều 127, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam”.
Do đó, nếu thẩm quyền giải quyết là của pháp luật Việt Nam thì thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài được thực hiện như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân cấp Tỉnh (Căn cứ vào Điều 33, 34 và 35 của Bộ Luật tố tụng Dân sự 2004 về thẩm quyền giải quyết theo cấp và theo lãnh thổ)
Ngoài ra, tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của pháp luật (Khoản 3 Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
- Trình tự thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Đơn ly hôn;
- Bản sao hợp lệ giấy Chứng nhận đăng ký kết hôn và Sổ hộ khẩu;
- Bản sao giấy khai sinh của con (nếu đã có con);
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực cá nhân của cả hai bên.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết.
Bước 3. Hồ sơ hợp lệ thì đương sự nộp tạm ứng án phí
Bước 4. Tòa án tiến hành thụ lý và giải quyết vụ án theo thủ tục của Tòa.
Khi vụ án được giải quyết xong thì cuối cùng là các bên đương sự sẽ nhận được bản án hoặc quyết định giải quyết vụ việc của Tòa án.