info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Vợ chồng ly hôn quyền nuôi con thuộc về ai?

Cuộc hôn nhân đổ vỡ là điều không ai mong muốn. Nhưng khi mâu thuẫn giữa vợ chồng trở nên trầm trọng không thể hàn gắn thì ly hôn là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên thực tế ly hôn là chuyện không hề dễ dàng chỉ cần tờ đơn ly hôn là xong như nhiều người nghĩ. Để nhận được bản án, quyết định ly hôn hai bên phải thỏa thuận, giải quyết được các vấn đề về phân chia tài sản chung của vợ chồng, quyền nuôi dưỡng, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái. Trong đó, câu hỏi khó khăn nhất đối với cuộc ly hôn của những gia đình đã có con là “Vợ chồng ly hôn quyền nuôi con thuộc về ai?”
Untitled-1Về mặt đạo đức tình cảm, khi gia đình tan vỡ làm cuộc sống cũng xáo trộn, sự phát triển tâm lý của đứa trẻ bị ảnh hưởng rất lớn. Vậy ai sẽ là người nuôi con sau ly hôn, ai là người có khả năng nuôi dưỡng và đảm bảo sự phát triển của đứa trẻ tốt nhất sau khi ly hôn? Vấn đề quyền nuôi con sau ly hôn không phải là vấn đề pháp lý đơn thuần mà còn gắn liền với đạo đức xã hội, khả năng kinh tế. Vì vậy để giải quyết hợp lý vấn đề này là không hề dễ dàng. Trước khi quyết định ly hôn vợ chồng nên cân nhắc thỏa thuận với nhau về vấn đề này để thực hiện thủ tục ly hôn được nhanh gọn, chuẩn bị tâm lý cho con nhằm tránh tổn thương cho đứa trẻ. Tuy nhiên, thực tế phần lớn là trường hợp đơn phương ly hôn, hoặc trường hợp 2 bên không thể thỏa thuận được quyền nôi con thuộc về ai khi vợ chồng ly hôn. Chúng ta có thể dựa vào quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình để giải quyết.
Về pháp lý, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn tại điều 81 như sau:

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, thứ nhất chúng ta cần nhấn mạnh rằng việc ai nuôi con sau khi ly hôn không hề làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Dù không phải là người trực tiếp nuôi con thì người còn lại vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc giáo dục con. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tại Điều 82 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Thứ hai, pháp luật vẫn ưu tiên sự thỏa thận của các bên, trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Đây cũng là quan điểm nhân văn của pháp luật Việt Nam, xuyên suốt trong lĩnh vực dân sự nói chung và hôn nhân gia đình nói riêng. Cha mẹ sẽ là người hiểu rõ nhất con mình và những mong muốn của con. Việc thỏa thuận được sẽ giúp thủ tục ly hôn đơn giản, nhanh chóng hơn.
Thứ ba, vợ chồng ly hôn quyền nuôi con thuộc về ai? Vấn đề này không phải tuyệt đối phụ thuộc vào quyết định của cha mẹ hay Tòa án trong mọi trường hợp. Pháp luật Việt Nam quy định một số trường hợp cụ thể:

  • Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con để quyết ai có quyền nuôi con sau khi ly hôn
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Trên đây là những quan điểm của Luật Minh Anh về vấn đề: “Vợ chồng ly hôn quyền nuôi con thuộc về ai?”. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề liên quan đến lĩnh vực hôn nhân, gia đình có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau: