info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Xin xác nhận tạm trú của chồng để ly hôn

Xin xác nhận tạm trú của chồng để ly hôn có cần thiết không? Không có giấy xác nhận tạm trú của chồng có ly hôn được không? Câu hỏi này đặt ra bởi thực tế tòa án vẫn yêu cầu có giấy xác nhận tạm trú của bị đơn thì hồ sơ ly hôn mới được thụ lý, điều này đã gây nhiều khó khăn cho người yêu cầu ly hôn. Luật Minh Anh xin đưa ra quan điểm về vấn đề trên như sau:
Xin xác nhận tạm trú của chồng để ly hôn có cần thiết không?
Thứ nhất, pháp luật không quy định giấy xác nhận tạm chú cảu chồng là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ yêu cầu ly hôn.
Vấn đề xin xác nhận tạm trú của bị chồng để ly hôn thường xảy ra khi người vợ yêu cầu đơn phương ly hôn. Những giấy tờ cần trong hồ sơ đơn phương ly hôn bao gồm:

  1. Đơn ly hôn theo mẫu;
  2. Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  3. Bản sao sổ hộ khẩu;
  4. Bản sao chứng minh thư nhân dân của chủ đơn;
  5. Những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia);
  6. Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con).

Như vậy, để thực hiện thủ tục hay đơn phương ly hôn đều phải có bản sao hộ khẩu vợ chồng (chứng thực theo quy định pháp luật) và không yêu cầu giấy xác nhận tạm trú của chồng để ly hôn.
Thứ hai, khi vợ đơn phương ly hôn có thì thẩm quyền giải quyết có thể không thuộc về Tòa Án nơi cư trú của người chồng.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 39, Bộ luật dân sự 2015 quy định Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

  1. a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
  2. b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
  3. c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”

Theo đó khi người vợ muốn đơn phương ly hôn mà biết rõ nơi cư trú của chồng thì người yêu cầu ly hôn có thể nộp đơn ly hôn tại tòa án cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của bị đơn. Trường hợp nguyên đơn không biết nơi cư trú của bị đơn. Trường hợp có tranh chấp về bất động sản có thể nộp đơn tại Tòa án có bất động sản để giải quyết.
Trường hợp nguyên đơn không biết rõ nơi cư trú của bị đơn thì Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án nơi cú trú, làm việc cuối cùng của bị đơn hoặc nơi có tài bất động snar tranh chấp giải quyết (Điểm a, Khoản 1, Điều 40, Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
Thứ ba, việc xin giấy xác nhận cư trú của chồng để ly hôn là việc không thực hiện được trong một số trường hợp.
Điều 56, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Việc người vợ đơn phương ly hôn có thể xuất phát từ việc người chồng không đồng ý ly hôn, mâu thuẫn gay gắt do đó việc cung cấp giấy tùy thân của chồng và xác định nơi tạm trú của chồng rất khó thực hiện. Do đó, Tòa án yêu cầu xin xác nhận tạm trú của chồng để ly hôn là một yêu cầu “đánh đố” người nộp đơn ly hôn.
Tóm lại từ những ý trên chúng ta thấy việc xin xác nhận tạm trú của chồng để ly hôn là không cần thiết. Tòa án yêu cầu xin xác nhận tạm trú của chồng là không đúng theo pháp luật. Yêu cầu này gây khó khăn cho việc thực hiện thủ tục ly hôn, không đmả bảo quyền lợi của người yêu cầu ly hôn.