info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cở sở đủ điều kiện về sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là loại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các cơ sở, các nhà máy sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Không phải tất cả các cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất trong ngành nghề liên quan đến thực phẩm đều phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Luật Minh Anh tư vấn cho quý khách hàng về trình tự, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc thẩm quyền của Bộ công thương/Sở công thương.
Trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cở sở đủ điều kiện về sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm1.Cơ quan có thẩm quyền cấp
*Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với:Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
– Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
– Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
– Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
– Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
– Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
– Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
– Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
– Dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.
*Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với:
– Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế thấp hơn các cơ sở sản xuất nêu trên.
2.Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho Bộ Công thương/Sở Công thương.
Bước 2: Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ
Bộ công thương/Sở Công thương tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ công thương/Sở Công Thương có trách nhiệm thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận của các cơ sở, trường hợp hồ sơ không hợp lệ sẽ có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ; thời gian chờ bổ sung hồ sơ của các cơ sở không tính trong thời gian thẩm định hồ sơ.
– Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 15 ngày làm việc Sở Công Thương thành lập đoàn thẩm định hồ sơ và tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở.
– Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo Mẫu 3a quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 58/2014/TT-BCT. Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu 4 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 58/2014/TT-BCT về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục Nếu kết quả thẩm định lại vẫn “Không đạt”, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận
Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, Bộ công thương/Sở công thương cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu 5a (đối với cơ sở sản xuất do Bộ Công Thương thẩm định), Mẫu 5c (đối với cơ sở sản xuất do Sở Công Thương thẩm định) quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 58/2014/TT-BTC.
3. Hồ sơ
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu 1a  quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 58/2014/TT-BTC;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo Mẫu 2a  quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 58/2014/TT-BTC;
– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
– Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất (bản sao có xác nhận của cơ sở).
4.Cách thực thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
5. Lệ phí:
– Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất: 150.000 đồng/1 lần cấp.
– Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm đối với cơ ơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≥ 100.000 triệu đồng/tháng : 3.000.000 đồng/lần/cơ sở
– Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100.000 triệu đồng/tháng : 2.000.000 đồng/lần/cơ sở
6. Căn cứ pháp lý:
– Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
– Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
– Thông tư số 58/2014/TT-BCT quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương
– Thông tư 149/TT-BTC quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.