info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Tư vấn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm

Hiện nay vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm bẩn, giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Do đó, nhà nước đã quy định các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm.Vệ sinh an toàn thực phẩm  là điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm giúp phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục nguy cơ về an toàn thực phẩm.
Theo thông tư 58/2014/TT-BTC quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ công thương thì:
Bộ Công thương có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
– Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
– Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
– Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
– Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
– Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
– Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
– Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
– Dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.
Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với:
– Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế thấp hơn các cơ sở sản xuất nêu trên.
1: Hồ sơ
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu 1a  quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 58/2014/TT-BTC;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo Mẫu 2a  quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 58/2014/TT-BTC;
– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
– Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất (bản sao có xác nhận của cơ sở).
2:Trình tự thực hiện
Bước 1: Chủ thể sản xuất, kinh doanh nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Bộ Công Thương/ Sở Công thương.
Bước 2: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ.
–  Quá 30  ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có quyền hủy hồ sơ.
Bước 3: Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận
Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.
3:Cách thực thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
4: Thời gian thực hiện: 30- 60 ngày làm việc
5: Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.