info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhập khẩu

I. Hồ sơ Xin giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng:
1. Đối với thực phẩm sản xuất trong nước và vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thành phần( bao bì chứa đựng), hồ sơ lập thành 02 bộ, mỗi bộ gồm:
a) Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm (theo Mẫu 1 ban hành kèm theo Quy chế này);
b) Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành (có đóng dấu), bao gồm các nội dung: các chỉ tiêu cảm quan(màu sắc, mùi vị, trạng thái), chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn chỉ điểm chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh về hóa lý, vi sinh vật, kim loại nặng; thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm; thời hạn sử dụng; hướng dẫn sử dụng và bảo quản ; chất liệu bao bì và quy cách bao gói(theo Mẫu 2 ban hành kèm theo Quy chế này); quy trình sản xuất
c) Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (bản sao công chứng)
d) Phiếu kết quả kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm công bố phải do Phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định. Riêng nước khoáng thiên nhiên phải có thêm phiếu kết quả xét nghiệm đối với nước nguồn
đ) Mẫu có gắn nhãn và nhãn hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với pháp luật về nhãn(có đóng dấu của thương nhân)
e) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhân cơ sở đủ điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Giấy chứng nhận đã được cấp (bản sao)
g) Bản sao Giấy chứng nhận sở hữu nhãn hiệu hàng hóa(nếu có)
h) Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
i) Riêng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ trong hồ sơ công bố phải có bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất
2. Đối với thực phẩm nhập khẩu:
2.1. Đối với thực phẩm nhập khẩu không phải là thực phẩm đặc biệt nêu tại khoản 10, Điều 2, hồ sơ thành lập 02 bộ, mỗi bộ gồm:
a) Như điểm a, b khoản 1 của Điều này.
b) Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài( bản sao công chứng).
c) Tiêu chuẩn sản phẩm (Products Specification) của nhà sản xuất hoặc Phiếu kết quả kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ.
d) Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ( có đóng dấu của thương nhân) ; Mẫu có gắn nhãn(nếu có yêu cầu để thẩm định)
đ) Bản sao có công chứng nước ngoài hoặc trong nước của một trong các giấy chứng nhận sau (nếu có): Chứng nhận GMP (thực hành sản xuất tốt); HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn); hoặc giấy chứng nhận tương đương
e) Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
g) Bản sao Hợp đồng thương mại (nếu có).
h) Riêng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ trong hỗ sơ công bố phải có bản sao Giấy chứng nhận của nước xuất khẩu cho phép sử dụng với cùng mục đích trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó và thuyết minh quy trình sản xuất.
2.2. Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hồ sơ gồm:
a) Theo quy định tại khoản 1 của Điều này.
b) Giấy chứng nhận lưu hành tự do(Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến.
2.3. Đối với thực phẩm đặc biệt nêu tại khoản 10 Điều 2, hồ sơ lập thành 02 bộ, mỗi bộ gồm:
a) Theo quy định tại điểm 2.1, khoản 2 của Điều này;
b) Yêu cầu cụ thể đối với các loại thực phẩm đặc biệt;
– Thực phẩm là sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; Giấy chứng nhận lưu hành tự do(Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ, trong đó có nội dung chứng nhận sản phẩm phù hợp với lứa tuổi hoặc đối tượng sử dụng
– Thực phẩm dinh dưỡng y học; thêm kết quả nghiên cứu lâm sàng về chức năng đó.
– Thực phẩm dinh dưỡng qua ống xông: thêm kết quả nghiên cứu lâm sàng về an toàn trong sử dụng cho ăn qua ống xông và hiệu quả đối với sức khỏe đối tượng được chỉ định
– Thực phẩm chức năng: thêm kết quả nghiên cứu lâm sàng hoặc tài liệu chứng minh về tác dụng đặc hiệu và tính an toàn thực phẩm.
2.4. Đối với phụ gia thực phẩm hạn chế sử dụng:
a) Phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng của Việt Nam nhưng được phép sử dụng ở nước sản xuất hoặc có trong danh mục Codex, Bộ Y tế(Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) sẽ xem xét trong trường hợp cụ thể để cho phép công bố tiêu chuẩn sản phẩm hoặc chỉ được nhập khẩu chuyến như đối với chất ngọt tổng hợp nêu ở tiết b, điểm 2.4, khoản 2 của Điều này.
b) Đối với chất ngọt tổng hợp:
– Nếu ở dạng đã phối trộn, bao gói nhỏ để sử dụng một lần: thương nhân công bố tiêu chuẩn như đối với phụ gia thực phẩm được phép sử dụng ở Việt Nam .
– Nếu ở dạng bao gói nhằm sử dụng nhiều lần: thương nhân chỉ được nhập khẩu từng lô theo giấy ủy thác nhập khẩu của nhà sản xuất thực phẩm ăn kiêng (dùng cho người bị bệnh, người béo phì, không muốn béo) hoặc khi có hợp đồng với những nhà sản xuất thực phẩm ăn kiêng. Lần nhập khẩu tiếp theo, thương nhân phải có hóa đơn hoặc chứng từ chứng minh chỉ bán cho nhà sản xuất thực phẩm ăn kiêng và nhằm mục đích khác.
II. Tư vấn công bố chất lượng sản phẩm nhập khẩu tại Công ty Minh Anh:
Khách hàng làm Thủ tục công bố tiêu chuẩn sản phẩm nhập khẩu tại công ty chúng tôi sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:
1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Thủ tục công bố tiêu chuẩn sản phẩm nhập khẩu như:
– Tư vấn các quy định của pháp luật về việc Thủ tục công bố tiêu chuẩn sản phẩm nhập khẩu;
– Tư vấn Thủ tục công bố chất lượng thực phẩm chức năng;
– Tư vấn chuẩn bị tài liệu, hồ sơ chuẩn cho việc Thủ tục công bố tiêu chuẩn sản phẩm nhập khẩu;
– Tư vấn các vấn đề khác có liên quan.
2. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng:
– Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
– Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc Thủ tục công bố tiêu chuẩn sản phẩm nhập khẩu, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
– Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
3. Đại diện hoàn tất các Thủ tục công bố tiêu chuẩn sản phẩm nhập khẩu cho khách hàng, cụ thể:
– Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, chúng tôi sẽ tiến hành soạn hồ sơ Thủ tục công bố tiêu chuẩn sản phẩm nhập khẩu cho khách hàng;
– Đại diện lên cơ quan nhà nước nộp hồ sơ xin Thủ tục công bố tiêu chuẩn sản phẩm nhập khẩu cho khách hàng;
– Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
– Đại diện nhận kết quả là giấy chứng nhận công bố chất lượng thực phẩm nhập khẩu cho khách hàng;
– Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (Nếu có).
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi xin vui lòng liên hệ.