Giải quyết ly hôn khi một người vắng mặt
⇒ Ly hôn gắn liền với yếu tố nhân thân, nên không thể ủy quyền cho người khác đại diện tham gia giải quyết. Do đó, muốn giải quyết thì vợ, chồng phải tự mình tham gia tố tụng. Tuy nhiên, trên thực tế, vì nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà đương sự không có mặt tại phiên xét xử/ phiên họp giải quyết ly hôn. Giải quyết ly hôn khi một người vắng mặt như thế nào? Vẫn tiến hành xét xử hay hoãn, hay đình chỉ giải quyết?
1. Thuận tình ly hôn vắng mặt một trong hai bên có giải quyết không?
Căn cứ Khoản 3, Điều 379 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ:
- Nếu vợ, chồng hòa giải đoàn tụ thành, ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn.
- Nếu hòa giải đoàn tụ không thành thì Tòa án sẽ công nhận ly hôn thuận tình: hai bên tự nguyện ly hôn; sự thỏa thuận với nhau về việc chăm sóc, nuôi dưỡng con, chia tài sản chung, án phí… đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Do đó, muốn hòa giải thì phải có sự có mặt của hai bên.
2. Vụ án ly hôn vắng mặt một trong hai bên có giải quyết không?
Nếu một trong hai bên vắng mặt trong phiên hòa giải coi như là vụ án không hòa giải được theo điều 207, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Hội đồng xét xử quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Nếu một trong hai bên vắng mặt tại phiên tòa (điều 228, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015):
- Triệu tập vắng mặt lần 1: Nếu có đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt thì Tòa án giải quyết vắng mặt; nếu không, Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa và thông báo cho đương sự.
- Triệu tập vắng mặt lần 2:
- Nếu có đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt thì Tòa án giải quyết vắng mặt.
- Nếu không có đơn nhưng có lý do vắng mặt chính đáng (trở ngại khách quan hay sự kiện bất khả kháng) thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa và thông báo cho đương sự.
- Không rơi vào hai trường hợp trên: Nguyên đơn vắng mặt coi như rút đơn khởi kiện, Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ vụ án. Bị đơn vắng mặt thì Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn.
3. Giải quyết ly hôn khi một người vắng mặt ở nơi cư trú
Việc một trong hai bên vợ chồng đi làm ăn, công tác xa ở nước ngoài, vắng mặt khỏi nơi cư trú (nơi thường trú hoặc nơi tạm trú) lâu ngày, thậm chí bên còn lại mất luôn liên lạc cũng như địa chỉ của người còn lại khá nhiều hiện nay. Bên còn lại có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương (điều 51, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014). Để hiểu rõ hơn thủ tục giải quyết ly hôn khi một người vắng mặt khỏi nơi cư trú mời quý đọc giả tìm kiếm bài viết “Giải quyết ly hôn khi một người ở nước ngoài”.
⇒ Chúng tôi, Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình đang làm việc tại công ty Luật Minh Anh rất vinh dự được là đơn vị đại diện tư vấn và hỗ trợ ”Giải quyết ly hôn khi một người vắng mặt” cho quý khách hàng. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại dịch vụ tốt nhất với mức chi phí ưu đãi nhất.