Thủ tục cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Vật liệu nổ được sử dụng nhiều trong công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, với tính chất nguy hiểm của nó nên việc sử dụng vật liệu nổ được kiểm soát chặt chẽ theo quy định pháp luật. Tổ chức, cá nhân sử dụng vật liệu nổ chỉ được hoạt động khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo trình tự thủ tục như sau:
1.Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu Cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo quy định
Bước 2:
+ Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận “ một cửa ” – Sở Công thương
+ Công chức nhận, kiểm tra hồ sơ (nếu hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung hồ sơ bằng phiếu hướng dẫn)
Bước 3: Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nô cho tổ chức đề nghị cấp phép; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Các thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu quy định;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện, yêu cầu quy định tại Điều 21 NĐ 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp.
4. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: có thể là Bộ công thương, Sở công thương, Ủy ban nhân dân hoặc Bộ quốc phòng theo quy định khoản 13, Điều 1 NĐ 54/2012 sửa đổi, bổ sung NĐ 39/2009 về vật liệu nổ công nghiệp. Cụ thể:
– Cơ quan quản lý chuyên ngành vật liệu nổ công nghiệp thuộc Bộ Công Thương cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho các tổ chức là doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối do các Bộ, ngành Trung ương hoặc Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước làm đại diện chủ sở hữu vốn, các doanh nghiệp hoạt động dầu khí, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ quan đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học.
– Bộ Quốc phòng quy định cơ quan cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện hoặc ủy quyền Sở Công Thương tổ chức thực hiện việc cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho các tổ chức còn lại, thuộc phạm vi quản lý của tỉnh và cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối, khi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Công Thương cấp trước đây đã hết hạn.
5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức có nhu cầu sử dụng vật liệu nổ không thuộc danh mục vật liệu nổ cấm sử dụng theo quy định pháp luật.
6. Điều kiện thực hiện:
– Là tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật, có đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hoạt động những ngành nghề, lĩnh vực cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
– Có hoạt động khoáng sản, dầu khí hoặc công trình xây dựng, công trình nghiên cứu, thử nghiệm cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về an mình trật tự, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và quy định liên quan.
– Có kho chứa, công nghệ, thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thoả mãn các yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định tại Mục 6 Nghị định này; trường hợp không có kho, phương tiện vận chuyển, phải có hợp đồng thuê bằng văn bản với các tổ chức được phép bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
– Lãnh đạo quản lí, chỉ huy nổ mìn, thợ mìn, người phục vụ liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự, có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kĩ thuât an toàn, phòng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
7. Cơ sở pháp lí:
– Nghị định số 39/2009/CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về VLNCN;
– Nghị định 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của CP về VLNCN;
– Thông tư 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương;
– Thông tư 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương.