info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Hướng dẫn về điều kiện và thủ tục đăng ký nhãn hiệu

” Hướng dẫn về điều kiện và thủ tục đăng ký nhãn hiệuNhãn hiệu dấu ấn riêng trên hàng hóa, dịch vụ. Việc phát triển nhãn hiệu rất cần thiết trong việc tạo danh tiếng, sự phát triển của thương nhân. Tuy nhiên, sự sao chép nhãn hiệu hay tạo nhãn hiệu gần giống nhau gây nhầm lẫn cho khách hàng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến việc kinh doanh. Do đó cơ quan lập pháp đã quy định ra các điều kiện khắt khe để một nhãn hiệu được phép đăng ký cấp giấy chứng nhận, để được hưởng sự bảo vệ của pháp luật. Bạn quan tâm đến bảo hộ nhãn hiệu,cần hướng dẫn về điều kiện và thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Luật Minh Anh sẽ giải đáp giúp bạn.

Hướng dẫn về điều kiện và thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Điều kiện đăng ký nhãn hiệu:

Nhãn hiệu được bảo hộ dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu đáp ứng các điều kiện được quy định tại Mục 4 Chương VII Phần thứ ba về phần Quyển sở hữu công nghiệp Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể sau đây: 

là dấu hiệu nhìn thấy được;

có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Như vậy, có hai điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ.

Thứ nhất, nhãn hiệu chỉ bao gồm những “dấu hiệu nhìn thấy được”, không bao gồm dấu hiệu không nhìn thấy được, (ví dụ: âm thanh, mùi vị). Như vậy, nhãn hiệu phải được thể hiện dưới một dạng vật chất. Có những nhãn hiệu chỉ gồm phần chữ, có nhãn hiệu chỉ gồm hình ảnh và có nhãn hiệu bao gồm cả phần chữ và hình ảnh.

Thứ hai, về khả năng phân biệt của nhãn hiệu, Điều 74 Luật SHTT quy định: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Khả năng phân biệt” luôn là đặc điểm cơ bản của nhãn hiệu. Tính phân biệt lại được đánh giá dựa vào những dấu hiệu loại trừ khả năng phân biệt. Cụ thể, nhãn hiệu được coi là không có khả năng bảo hộ nếu đó là dấu hiệu thông thường, hoặc dấu hiệu trùng, tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dâu hiệu khác, trừ trường hợp dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu. Phải tạo ra được sự khác biệt để có thể phân biệt được với các dấu hiệu của tổ chức, cá nhân khác và hơn thế nữa, dấu hiệu đó phải khác với hình quốc huy, quốc kỳ của các nước, của cơ quan, tổ chức nhà nước, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài. Ví dụ, công ty A chuyên sản xuất đồ gỗ theo dây truyền, sử dụng dấu hiệu “Lê Trọng Tấn” được thiết kế cách điệu làm nhãn hiệu cho sản phẩm, đây là một dấu hiệu nhìn thấy được: được thể hiện dưới dạng từ ngữ, màu sắc; có khả năng phân biệt. Nhưng dấu hiệu này không được bảo hộ vì nó trùng với tên một Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, một anh hùng lịch sử của dân tộc.

Để nâng cao khả năng đăng ký thành công nhãn hiệu cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian của Quý Công ty, việc tra cứu khả năng bảo hộ trước khi tiến hành nộp đơn là rất cần thiết. Việc tra cứu cũng qua 2 bước: tra cứu sơ bộ (Công ty luật Minh Anh tra cứu sơ bộ miễn phí) và tra cứu chuyên sâu (tra cứu đối chứng mất phí). Nếu còn điều mà thắc mắc cần được giải đáp, hướng dẫn về điều kiện và thủ tục đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật sư Công ty Luật Minh Anh theo số Hotline: 0938 834 386 hoặc địa chỉ email: info@luatminhanh.vn . Việc tìm hiểu sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí tối đa nhất