info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa độc quyền tại Việt Nam

Hoạt động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa độc quyền tại Việt Nam bao gồm cả việc đăng ký bảo hộ logo, slogan và tên thương mại.

Vậy, vì sao phải đăng ký thương hiệu độc quyền, bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ?

Vì thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan cấp phép nhằm xác lập quyền được pháp luật bảo vệ khỏi sự xâm phạm nhãn hiệu và tranh chấp thương hiệu;

 Doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền đã được đăng ký bảo hộ;

Được pháp luật bảo vệ tránh khỏi mọi hành vi nhái giả sản phẩm, dịch vụ và sẽ được bồi thường xứng đáng khi sảy ra tranh chấp thương hiệu;

Thủ tục bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa độc quyền tại Việt Nam:

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các thông tin, tài liệu sau:

Mẫu nhãn hiệu: Trình bày rõ ràng với 50x50mm< kích thước< 80x80mm; Có chữ, hình ảnh hoặc kết hợp cả 2 yếu tố đó;

Cá nhân đăng ký nhãn hiệu cần có chứng minh thư bản sao chứng thực;

Doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản sao chứng thực;

Phân nhóm dịch vụ, sản phẩm gắn nhãn hiệu theo bảng phân loại quốc tế Nice 10 gồm 45 nhóm;

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa độc quyền tại Việt Nam lên cơ quan cấp phép là Cục sở hữu trí tuệ;

Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại Việt Nam của Luật Minh Anh:

Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa độc quyền tại Việt Nam

Bước 1: Tra cứu sơ bộ nhãn hiệu:

Tra cứu nhãn hiệu nhằm đánh giá khả năng nhãn hiệu doanh nghiệp muốn đăng ký có trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ bởi một chủ thể khác hay chưa để xác định khả năng chấp thuận bảo hộ của cơ quan cấp phép đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp.

Từ kết quả tra cứu, Luật Minh Anh sẽ tư vấn thêm bớt các yếu tố cần thiết để tăng sự khác biệt để không gây trùng hoặc gây nhầm lẫn;

Bước 2: Làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu:

Soạn thảo đơn đăng ký nhãn hiệu;

In mẫu nhãn hiệu;

Mô tả nhãn hiệu;

Phân loại nhóm dịch vụ, sản phẩm gắn nhãn hiệu;

Bước 3: Nộp đơn và theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu:

Nộp đơn tại cục sở hữu trí tuệ;

Theo dõi quá trình thẩm định đơn;

Thông báo kết quả đơn cho doanh nghiệp;

Bước 4: Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ:

Nhận kết quả là văn bằng chứng nhận nhãn hiệu đã độc quyền bảo hộ khi Cục sở hữu trí tuệ cấp;

Bước 5: Khiếu nại nhãn hiệu:

Khi sảy ra chanh chấp nhãn hiệu, thương hiệu;