info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Xin cấp phép thành lập trung tâm dạy nghề

Là một nhà tư vấn uy tín lâu năm, Minh Anh xin cung cấp dịch vụ xin cấp phép thành lập trung tâm dạy nghề nhanh chóng và hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng hiện nay.

  1. Dịch vụ tư vấn của Minh Anh
  • Minh Anh sẽ tư vấn cho Qúy khách hàng những vấn đề pháp lý cơ bản về việc thành lập trung tâm dạy nghề;
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục xin cấp phép thành lập trung tâm dạy nghề;
  • Tư vấn hồ sơ xin cấp phép thành lập trung tâm dạy nghề;
  • Tư vấn cách lập hồ sơ, các tài liệu cần thiết;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác có liên quan.
  1. Các công việc Minh Anh thực hiện
  • Sau khi ký kết hợp đồng, Minh Anh sẽ trực tiếp soạn thảo hồ sơ, tài liệu;
  • Tiến hành nộp hồ sơ xin cấp phép hoạt động mở trung tâm dạy nghề;
  • Đại diện theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả nộp hồ sơ cho khách hàng;
  • Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thông báo kết quả cho khách hàng;
  • Đại diện nhận kết quả cho khách hàng;
  • Chúng tôi sẽ tiến hành bàn giao toàn bộ giấy tờ cho khách hàng và thanh lý hợp đồng; đồng thời trả lời các vướng mắc cũng như tư vấn cho khách hàng những vấn đề có thể gặp phải khi doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động.
  1. Điều kiện để thành lập trung tâm dạy nghề

Trung tâm dạy nghề được thành lap khi đảm bảo các điều kiện chủ yếu sau đây:

  • Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trung tâm dạy nghề của Bộ, Tổ chức chính trị – xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Quy mô đào tạo tối thiểu 50 học sinh đối với trung tâm dạy nghề tư thục và 150 học sinh đối với trung tâm dạy nghề công lập.
  • Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn chuyên môn theo quy định tại khoản 3, điều 58 Luật Dạy Nghề, trong đó;

+ Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;
+ Phải  có giáo viên cơ hữu cho từng nghề tổ chức đào tạo.

  • Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề:

+ Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 1.000 m2 đối với khu đô thị, và 2.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị;
+ Phòng học lý thuyết đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,3 m2 /01 học sinh quy đổi;
+ Xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/01 học sinh quy đổi.

  • Thiết bị dạy và học nghề:

+ Có đủ thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp với quy mô, trình độ của từng nghề đào tạo theo quy định.

  • Có khả năng về tài chính:

+ Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và hoạt động của Trung tâm dạy nghề. Vốn pháp định thành lập trung tâm dạy nghề là 01 (một) tỷ đồng Việt Nam.

  • Có đủ chương trình, giáo trình dạy nghề theo quy định.
  1. Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập trung tâm dạy nghề
  • Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương của Tổ chức chính trị – xã hội quyết định thành lập Trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh, cho phép thành lập trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn.