info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm
Tư vấn viết dự án đầu tư

Tư vấn viết dự án đầu tư

Làn sóng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Kinh tế mở cửa và thu hút đông đảo các nhà đầu tư trên thế giới thâm nhập vào thị trường Việt Nam để đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, việc triển khai ý tưởng thành kế hoạch hành động cụ thể không phải là một việc dễ dàng vì nhiều vướng mắc pháp lý đặc thù. Hãy cùng theo dõi bài viết Tư vấn viết dự án đầu tư của chúng tôi để thực hiện thủ tục lập dự án được chính xác, hiệu quả hơn.

Tư vấn viết dự án đầu tư
Tư vấn viết dự án đầu tư

Đầu tiên cùng tìm hiểu khái quát về Dự án đầu tư?
Dự án đầu tư là bỏ vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể,trong khoảng thời gian xác định. Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý,cấp phép đầu tư. Ngân hàng cho vay,…Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.
Luật Minh Anh xin tư vấn viết dự án đầu tư như sau:
Khi viết dự án đầu tư, nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc chuẩn bị. Cụ thể:
– Nghiên cứu, đánh giá thị trường đầu tư.
– Xác định thời điểm đầu tư và qui mô đầu tư.
– Lựa chọn hình thức đầu tư.
– Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư.
Nhà đầu tư phải lập dự án đầu tư biểu hiện ở hai văn kiện sau:
– Báo cáo tiền khả thi.
– Báo cáo khả thi.
Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi.
Nội dung của Báo cáo tiền khả thi bao gồm:
– Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn
– Quy mô dự án và hình thức đầu tư
– Khu vực và địa điểm đầu tư (dự kiến các nhu cầu sử dụng đất,các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư, nhân công …..) được phân tích, đánh giá cụ thể.
– Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật pệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở,…
– Lựa chọn các phương án xây dựng
– Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vồn, khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ và thu lãi.
– Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế – xã hội của dự án.
– Thành phần, cơ cấu của dự án: tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.
Trong trừơng hợp Báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo quy định của pháp luật thì sau khi đựơc phê duyệt nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dưng bản báo cáo chi tiết, đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi, đó là Báo cáo khả thi.
Báo cáo khả thi là tập hợp các số pệu, dữ pệu phân tích, đánh giá, đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.
Nội dung của Báo cáo khả thi:
Các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư:
– Mục tiêu đầu tư
– Địa điểm đầu tư
– Qui mô dự án
– Vốn đầu tư
– Thời gian, tiến độ thực hiện dự án
– Các giải pháp về kiến trúc, xây dựng, công nghệ, môi trường
– Phương án sử dụng lao động, quản lý, khai thác dự án
– Các hình thức quản lý dự án.
– Hiệu quả đầu tư
– Xác định các mốc thời gian chính thực hiện dự án
– Tính chất tham gia, mối quan hệ cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan.
Nhìn chung thì nội dung của báo cáo khả thi cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như: Tính hợp pháp, tính hợp lí, tính khả thi, tính hiệu quả, tính tối ưu ….
Việc lập báo cáo mang tính chuyên nghiệp rất cao, do vậy một sự chú ý dành cho các chủ đầu tư trong quá trình lập báo cáo nên có sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức và các chuyên gia từng tham gia thẩm định các dự án. Đặc biệt, nếu dự án sử dụng nguồn vốn vay nên mời cả người cho vay (tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư …) tham gia ngay từ khâu lập dự án.
Sau khi hoàn thành Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi nhà đầu tư phải trình các báo cáo trên đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra đầu tư (với các dự án phải thẩm tra đầu tư). Đồng thời, gửi đến tổ chức cho vay vốn đầu tư (với dự án sử dụng nguồn vốn vay). Như vậy, việc lập xong hai bản báo cáo đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đã hoàn thành dự án đầu tư về mặt kế hoạch và cũng kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư chuyển sang giai đoạn làm các thủ tục đầu tư, triển khai đầu tư trên thực tế.
Dịch vụ tư vấn viết dự án đầu tư của Luật Minh Anh bao gồm:
– Tư vấn các quy định pháp luật về lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư tại Việt Nam;
– Tư vấn quy trình, thủ tục xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép con…;
– Tư vấn pháp luật thuế, các lĩnh vực ưu đãi đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
– Tư vấn các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
– Soạn thảo, nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được Khách hàng ủy quyền;
– Tư vấn các vấn đề sau thành lập như: hợp đồng, thuế, lao động Việt Nam, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại, luật thương mại…

* Nếu muốn được giải đáp thắc mắc hoặc Tư vấn viết dự án đầu tư , Quý khách hàng vui lòng pên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo số Hotpne: 0938 834 386 hoặc địa chỉ email: info@luatminhanh.vn