info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Tư vấn thủ tục mở công ty có vốn đầu tư nước ngoài

” Tư vấn thủ tục mở công ty có vốn đầu tư nước ngoài Ngày nay, đứng trước xu thế của thị trường là hội nhập toàn cầu hóa, các hoạt động kinh tế không chỉ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của từng quốc gia nữa mà nó đã hình thành các mô hình kinh doanh đầu tư vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ, hình thành nên mạng lưới kinh doanh toàn cầu khi nổi trội lên các hoạt động logistic, xuất- nhập khẩu, đem nguồn tài chính từ quốc gia này sang vùng lãnh thổ quốc gia khác để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh, điển hình là các tập đoàn đa quốc gia, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hay còn gọi là doanh nghiệp FDI ngày càng trở nên phổ biến.

Tư vấn thủ tục mở công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Hiện nay, thị trường Việt Nam đang được đánh giá là môi trường đầu tư nhiều triển vọng, thu hút được khá nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài nhất là khi Chính phủ Việt Nam luôn cố gắng tạo nên môi trường đầu tư thuận lợi nhất dành cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn bỏ vốn để đầu tư vào nền kinh tế của Việt Nam khi mà đã có nhiều quy định pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư cũng như dành cho nhà đầu tư khá nhiều ưu đãi, bên cạnh đó còn không ngừng gia tăng thúc đẩy đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do để tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam dưới dạng thành lập công ty nhưng còn nhiều băn khoăn về các vấn đề thủ tục pháp lý để có thể tiến hành mở được một công ty để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam có khó không? Họ cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ nào, đến gặp cơ quan có thẩm quyền nào để đăng ký?

Ngoài hình thức đầu tư dưới dạng thành lập công ty thì nhà đầu tư có thể tiến hành đầu tư dưới các hình thức khác được không?

Ưu và nhược điểm của hình thức thành lập công ty so với các hình thức đầu tư còn lại là gì?

Để giúp đỡ cho nhà đầu tư mong muốn đầu tư vào Việt Nam mà còn băn khoăn những vấn đề nêu trên, Công ty Luật Minh Anh chúng tôi với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về các mảng đầu tư, doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, ly hôn,… sẽ cung cấp cho những nhà đầu tư nước ngoài các thông tin pháp lý để giải quyết các vấn đề pháp lý trên khi nhà đầu tư muốn đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Trước tiên cần làm rõ thế nào là công ty có vốn đầu tư nước ngoài?

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có sự hiện diện tham gia góp vốn, sở hữu cổ phần, phần vốn góp của cá nhân là người nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật nước ngoài để thực hiện các hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.

Có hai hình thức của công ty có vốn đầu tư nước ngoài đó là:

  • Tổ chức kinh tế sở hữu 100% vốn đầu tư từ nước ngoài;
  • Tổ chức kinh tế có cá nhân/ pháp nhân mang quốc tịch nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phẩn, phần vốn góp.

Để có thể thành lập được công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải chịu sự điều chỉnh của cả Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp. Để có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp thì nhà đầu tư nước ngoài cần có dự án đầu tư tại Việt Nam, đã tiến hành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật, đã được cấp Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đối với Cá nhân/pháp nhân nước ngoài, ngoài việc tuân thủ các điều kiện của chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định tại điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 thì nhà đầu tư nước ngoài còn cần đáp ứng một số điều kiện về tỷ lệ vốn góp để có thể tiến hành thành lập được tổ chức kinh tế tại Việt Nam như tỷ lệ sở hữu phần vốn góp nhìn chung không bị giới hạn trừ một số lĩnh vực đặc thù như chứng khoán, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa,…

Nhà đầu tư cần có dự án đầu tư, hoàn tất thủ tục đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2014 là xin quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư nằm ngoài khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch hoặc dự án đầu tư có tầm ảnh hưởng lớn đến môi trường, dân cư, sử dụng diện tích đất đai lớn, quy mô vốn đầu tư lớn từ 5000 tỷ trở lên, … Không thuộc các trường hợp phải xin quyết định chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư dưới dạng thành lập tổ chức kinh tế phải xin giấy chứng nhận đầu tư. Sau khi có giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư sẽ tiến hành nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ bao gồm:

Đối với trường hợp nhà đầu tư là cá nhân:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu có sẵn tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư muốn thành lập;

Điều lệ công ty;

Danh sách thành viên theo mẫu quy định tùy thuộc vào loại hình công ty dự định thành lập;

Bản sao giấy tờ xác minh nhân thân của các thành viên tham gia sáng lập công ty như bản sao hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực;

Bản sao giấy chứng nhận đầu tư

Đối với nhà đầu tư là tổ chức kinh tế:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cần có các giấy tờ sau:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tùy thuộc loại mình công ty mà khách hàng muốn đăng ký;

Điều lệ công ty;

Danh sách thành viên theo mẫu tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp;

Bản sao Giấy tờ chứng thực tổ chức kinh tế như Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương đã được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

Bên cạnh đó nhà đầu tư cần có văn bản chứng minh năng lực tài chính của mình như bản sao kê khai tài sản, xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (đối với cá nhân), Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc có xác nhận của cơ quan thuế  trong năm gần nhất được dịch thuật và hợp pháp hóa lãnh sự đối với tổ chức kinh tế.

Ngoài ra, do thành lập công ty mới cần có trụ sở của công ty nên cần có hợp đồng thuê địa điểm nơi đặt trụ sở chính của công ty.

Cơ quan đăng ký đầu tư:

Bản quản lý đối với dự án đầu tư thực hiện ở khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh đối với dự án nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Ngoài cách tự mình thành lập tổ chức kinh tế mới, nhà đầu  tư còn có thể lựa chọn hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp đã được thành lập ở Việt Nam.

Hình thức đầu tư này đơn giản, nhanh chóng hơn nhiều so với thành lập tổ chức kinh tế mới. Vì doanh nghiệp đã được thành lập sẵn đã hoàn tất các quá trình về đăng ký kinh doanh, thủ tục về thuế, con dấu đã đi vào hoạt động được một thời gian nên đã có kinh nghiệm lợi thế trên thị trường so với việc một công ty hoàn toàn mới toanh gia nhập thị trường.

Để đầu tư theo hình thức này nhà đầu tư chỉ cần có đủ tài sản góp vốn theo quy định của pháp luật như Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ thì có thể tiến hành góp vốn vào công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh đã được thành lập ở Việt Nam.

Ngoài ra, nhà đầu tư có thể  mua cổ phần, phần vốn góp từ công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty TNHH để trở thành cổ đông hoặc thành viên của công ty.

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp ở các công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc việc góp vốn, mua cổ phẩn, phần vốn góp làm thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của người nước ngoài chiếm từ 51% trở lên thì cần làm thủ tục đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ bao gồm:

Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp ;

Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;

Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Trong thời hạn 15 ngày, Sở KH&ĐT sẽ xem xét hồ sơ và ra thông báo bằng kết quả đến nhà đầu tư.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế mà không làm thay đổi tỷ lệ vốn góp quá 51% hoặc không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì tổ chức kinh tế tiến hành thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên như bình thường, nếu có nhu cầu có thể làm thủ tục đăng ký góp vốn/mua cổ phần với cơ quan đăng ký đầu tư.    

Ngoài hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế nhà đầu tư còn có thể đầu tư dưới dạng hợp đồng đối  tác công tư và hợp đồng BCC.

⇒ Chúng tôi, Luật sư về tư vấn thành lập công ty có vốn nước ngoài đang làm việc tại Luật Minh Anh rất vinh dự được là đơn vị đại diện tư vấn và hỗ trợ ”Tư vấn thủ tục mở công ty có vốn đầu tư nước ngoài” cho quý khách hàng. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại dịch vụ tốt nhất với mức chi phí ưu đãi nhất.