info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Tư vấn quyền nuôi con

Tư vấn giành quyền nuôi con : Tư vấn Minh Anh là công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trong đó có tư vấn giành quyền nuôi con sau ly hôn.
Con cái chính là tài sản quý giá nhất của cha mẹ, bởi vậy khi ly hôn, tranh chấp giành quyền nuôi con cũng chính là vấn đề gây nảy sinh nhiều căng thẳng mẫu thuẫn trong quá trình ly hôn của các cặp vợ chồng. Bởi vậy, rất cần một sự tư vấn giành quyền nuôi con để nhận biết khả năng giành được quyền nuôi con của mình như thế nào.
Sau ly hôn, quyền nuôi con sẽ do hai bên vợ chồng thỏa thuận với nhau để có lợi và tạo điều kiện tốt nhất cho con, trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Các yếu tố để Tòa án lấy làm căn cứ quyết định quyền nuôi con như sau:
1. Căn cứ vào độ tuổi của con
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định rõ tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015
“ 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
2. Căn cứ vào khả năng nuôi con của cha mẹ
– Về điều kiện tinh thần: Trình độ học vấn, nhân cách đạo đức, thời gian chăm sóc, dạy dỗ trẻ, ngành nghề làm việc, lý lịch…
– Về điều kiện vật chất: , thu nhập bình quân, nơi ở, môi trường sống, tài sản tiện nghi,…
3. Căn cứ vào hạn chế của cha, mẹ với con
Theo điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014,
“1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”
Tóm lại, căn cứ hàng đầu để quyết định quyền nuôi con là lợi ích của con, mỗi người muốn chứng minh khả năng nuôi con của mình cần tự tìm kiếm thu thập thông tin, do đó, khách hàng thường tin cậy vào công ty Tư vấn Minh Anh để được tư vấn giành quyền nuôi con một cách nhanh chóng, thuận lợi tránh tranh chấp kéo dài và tốn kém thời gian tiền bạc.