info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động chi nhánh của thương nhân nước ngoài

Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư: Công ty tôi là công ty có trụ sở ở nước Anhhiện nay muốn thành lập chi nhánh tại Việt Nam để mở rộng thêm hoạt động kinh doanh thì trình tự thủ tục thành lập chi nhánh như thế nào?
Trả lời
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho công ty Minh Anh chúng tôi. Công ty Minh Anh xin tư vấn cho bạn về Trình tự thủ tục thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài vào Việt Nam như sau:
1. Cơ quan cấp giấy phép: Bộ Công thương/Sở Công thương nơi tỉnh thành phố cấp
2.Cơ sở pháp lý: Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
3.Thủ tục thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Số bộ hồ sơ: 01 bộ
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
– Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;
– Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
– Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;
– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;
– Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh
Tuy nhiên, Với bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;Bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Chi nhánh là người nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mặt khác, Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoàiphải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam đến Cơ quan cấp giấy phép.
Cách thức nộp: thương nhân nước ngoài có thể lựa chọn hình thức Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến
Bước 3: Cơ quan cấp giấy phép tiến hành xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép
Kể từ ngày nhận được hồ sơ,trong thời hạn 03 ngày làm việc Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Trong suốt quá trình xem xét thẩm định hồ sơ được thực hiện tối đa một lầnyêu cầu bổ sung hồ sơ
Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoàitrong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp phép thì phải có văn bản nêu rõ lý do.
Tuy nhiên, trong trường hợpnội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, và trường hợp việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, thì Cơ quan cấp Giấy phép sẽ phải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Chi nhánh. Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoàitrong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhậnđược văn bản của Bộ quản lý chuyên ngành. Nếu từ chối cấp phép thì phải có văn bản nêu rõ lý do.