Thủ tục xin cấp đánh giá chứng nhận và dán nhãn năng lượng
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc sản xuất phương tiện, thiết bị tiêu hao năng lượng, dán nhãn năng lượng là yêu cầu bắt buộc. Vậy, Thủ tục xin cấp đánh giá chứng nhận và dán nhãn năng lượng gồm những gì? Để giải quyết thắc mắc này, chúng tôi xin tư vấn về thủ tục xin cấp đánh giá chứng nhận và dán nhãn năng lượng.
Thủ tục xin cấp đánh giá chứng nhận và dán nhãn năng lượng bao gồm:
- Hồ sơ bao gồm:
– Giấy đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị hoặc thiết bị tiết kiệm năng lượng trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận) kèm danh mục các loại phương tiện, thiết bị;
– Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản sao của hợp đồng có liên quan với các nhà cung cấp hàng ở nước ngoài (đôí với các nhà nhập khẩu, phân phối) và tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, hàng hóa;
– Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa ( bản sao có đóng dấu xác nhận của người đứng đầu doanh nghiệp); Bản mô tả tóm tắt các thông số đặc trưng cơ bản của phương tiện, thiết bị;
– Kết quả thử nghiệm do Tổ chức thử nghiệm được chỉ định cấp có thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày cấp;
– Hồ sơ, tài liệu quy trình quản lý chất lượng của doanh nghiệp;
– Hồ sơ, chứng chỉ quản lý chất lượng có liên quan.
– Số bộ hồ sơ : 01 bộ
– Hồ sơ được gửi qua bưu điện trụ sở cơ quan hành chính.
– Đối với trường hợp đại lý nộp thay cho nhà sản xuất ở nước ngoài, đại lý phải xuất trình Giấy uỷ quyền. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang Tiếng Việt và có công chứng.
- Các bước thực hiện.
– Bước1: Doanh nghiệp Thử nghiệm mẫu điển hình: Doanh nghiệp tự lấy mẫu phương tiện, thiết bị; Số lượng và phương pháp lấy mẫu thử theo tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo quy định của Bộ Công Thương và gửi tới tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định để thử nghiệm theo tiêu chuẩn tương ứng để được cấp phiếu kết quả thử nghiệm;
– Bước 2: Doanh nghiệp lập hồ sơ và gửi về Tổng cục Năng lượng.
– Bước 3: Tổng cục Năng lượng tiến hành Đánh giá chứng nhận.
– Bước 4: Tổng cục Năng lượng trình Bộ Công Thương Cấp giấy chứng nhận cho Doanh nghiệp.
– Bước 5: Trường hợp kết quả đánh giá không đạt, Tổng cục Năng lượng thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do.
- Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ.