Thủ tục đầu tư ra nước ngoài
Toàn cầu hóa dẫn đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Tuy nhiên hoạt động đầu tư sang một quốc gia vùng lãnh thổ khác sẽ chịu sự quy định, điều chỉnh khá phức tạp không chỉ bởi pháp luật Việt Nam mà còn bị chi phối bởi pháp luật nước sở tại. Để được hỗ trợ tốt nhất về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết Thủ tục đầu tư ra nước ngoài ngay dưới đây.
Trước hết, cùng tìm hiểu đầu tư ra nước ngoài là gì?
Đầu tư được hiểu là sử dụng các nguồn lực để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và nhằm mục đích sinh lợi. Nguồn lực có thể là tiền Việt Nam, đồng ngoại tệ, máy móc, thiết bị. Nhà đầu tư Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư dưới 2 dạng: đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài.
Đầu tư ra nước ngoài có thể thực hiện dưới 2 hình thức là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đầu tư giám tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ để cập tới hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được hiểu là nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thành lập hoặc tham gia góp vốn vào tổ chức kinh tế ở nước ngoài, trực tiếp điều hành, quản trị tổ chức kinh tế ở nước ngoài, sử dụng tiền, máy móc, thiết bị để thực hiện góp vốn.
Nhà nước Việt Nam không cấm tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư Việt Nam trong tổ chức kinh tế ở nước ngoài. Vấn đề tỷ lệ sở hữu vốn sẽ do pháp luật nước tiếp nhận đầu tư quy định.
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý. Hoạt động chuyển vốn ra nước ngoài sẽ do Ngân hàng Nhà nước quản lý.
Hồ sơ xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài
– Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
– Đề xuất dự án đầu tư;
– Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
– Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật Đầu tư 2104
– Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ – thời gian thụ lý hồ sơ đầu tư ra nước ngoài
– Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
– Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
– Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định (trong vòng 90 ngày) và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).
Tại sao nhà đầu tư cần tư vấn thủ tục đầu tư ra nước ngoài?
Đầu tư ra nước ngoài là một hoạt động kinh doanh quốc tế phức tạp, ngoài sự khác biệt về kinh tế, văn hóa, chính trị thì các nhà đầu tư còn phải cân nhắc đến yếu tố pháp luật. Khác với hoạt động đầu tư trong nước, Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài bên cạnh việc tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam còn phải tuân thủ quy định của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Sự khó khăn trong việc tiếp cận các quy định này cũng như hạn chế về việc thực hiện thủ tục pháp lý khiến cho nhu cầu tư vấn thủ tục đầu tư ra nước ngoài trở nên cấp thiết.
Luật Minh Anh là lựa chọn uy tín cho các nhà đầu tư khi muốn được hỗ trợ, tư vấn về thủ tục đầu tư ra nước ngoài
Luật Minh Anh là lựa chọn hàng đầu cho quý khách hàng khi cần Tư vấn đầu tư ra nước ngoài. Luật Minh Anh được thành lập từ năm 2012 với tiền thân là Công ty TNHH tư vấn Minh Anh, chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng với sứ mệnh “sẵn sàng hỗ trợ và theo sát khách hàng”. Với đội ngũ luật sư, tư vấn viên có trình độ, kinh nghiệm làm việc lâu năm, cũng như kỹ năng hành nghề và quan hệ tốt với cơ quan nhà nước, dịch vụ mà chúng tôi mang lại luôn có tính cạnh tranh cao về chất lượng, thời gian và chi phí. Tư vấn thủ tục đầu tư ra nước ngoài tại là một trong những thế mạnh hàng đầu của chúng tôi.
Dịch vụ mà Luật Minh Anh cung cấp khi Tư vấn thủ tục đầu tư ra nước ngoài
– Thu thập thông tin, tìm kiếm giải pháp cho nhà đầu tư
– Tư vấn về lựa chọn hình thức đầu tư ra nước ngoài, thành lập doanh nghiệp ở nước ngoài.
– Tư vấn các điều kiện ưu đãi đầu tư, trình tự thực hiện thủ tục về ưu đãi đầu tư ra nước ngoài.
– Tư vấn, hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị các giấy tờ pháp lý và tài chính.
– Soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép, điều chỉnh giấy phép đầu tư ra nước ngoài.
– Dịch thuật, công chứng các tài liệu hồ sơ nếu có yêu cầu.
* Nếu muốn được giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn chi tiết về Thủ tục đầu tư ra nước ngoài, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo số Hotline: 0938 834 386 hoặc địa chỉ email: info@luatminhanh.vn