Thời hạn giấy phép lao động
Giấy phép lao động là giấy do cơ quan có thẩm quyền (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) cấp, cho phép người lao động được phép lao động tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam giấy phép lao động không có giá trị mãi mãi mà chỉ có giá trị trong một thời hạn nhất định. Vậy thời hạn giấy phép lao động được quy định như thế nào, Công ty Luật Minh Anh xin hướng dẫn quý khách hàng về vấn đề này như sau:
Căn cứ vào điều 173 Bộ luật lao động 2012 và hướng dẫn tại điều 11 nghị định 11/2016/NĐ-CP ban hành ngày 03 tháng 02 năm 2016, quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đã có hiệu lực từ ngày 01/04/2016 thì:
Thời hạn của giấy phép lao động sẽ được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây:
Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;
Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;
Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
Thời hạn đã nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Thời hạn được nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
Thời hạn được nêu trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
Lưu ý: Thời hạn theo các trường hợp nêu trên sẽ có thời hạn không quá 02 năm. Khi giấy phép lao động bị động khi bị mất hoặc muốn thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động sắp hết thời hạn thì có thể làm thủ tục cấp lại giấy phép lao động.