info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Các bước thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang

Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang
Rất nhiều người băn khoăn là khi có ý tưởng kinh doanh thì việc thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang thủ tục như thế nào? chi phí và thời gian  ra sao?
Với hơn 5 năm tư vấn trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp trong nước tại Bắc Giang, Chúng tôi xin tư vấn cho quý khách hàng chi tiết quy trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
– Chọn đúng loại hình doanh nghiệp là bước đầu của quá trình thành lập doanh nghiệp và là bước đệm quá trình hình thành phát triển ý tưởng kinh doanh. Ngoài ra quý khách hàng cần chuẩn bị chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (hoặc Hộ chiếu) bản sao có chứng thực.
– Tên doanh nghiệp được lựa chọn theo tiêu chí  ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên doanh nghiệp không bị trùng lặp với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc) quý khách có thể tham khảo tên các doanh nghiệp tại mục tra cứu tên trên Cổng thông tin đăng ký kinh doanh.
– Địa chỉ trụ sở phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.
– Lựa chọn số vốn để đầu tư kinh doanh.
– Lựa chọn chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh phổ biến và chung nhất là Giám đốc (Tổng giám đốc)
– Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với định hướng, ý tưởng kinh doanh và phải được chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Quý khách hàng có thể tham khảo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ
Bước 2: Quy trình thành lập doanh nghiệp mới tại Tỉnh Bắc Giang.
– Dự thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
– Sau khi có đầy đủ các giấy tờ theo quy định tại Điều 23 Nghị Định 78/2015/NĐ-CP thì doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Điều 27 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định chi tiết nội dung này).
Lưu ý:
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp  trực tiếp đi nộp hồ sơ và nhận kết quả hoặc có thể ủy quyền cho đơn vị tư vấn hoặc người khác đi nộp. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy tờ ủy quyền hợp lệ (Điều 11 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).
– Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Thủ tục khắc dấu pháp nhân và công bố mẫu dấu
– Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cầm một bản sao Giấy chứng nhận đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc khắc con dấu pháp nhân cho công ty.
Cụ thể:
– Theo quy định Điều 44 luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, nội dung, hình thức mẫu con dấu.
– Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.