Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
” Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động ” Tranh chấp lao động là một hiện tượng kinh tế – xã hội có thể phát sinh trong quá trình xác lập, duy trì, thay đổi và chấm dứt quan hệ lao động. Trong mối quan hệ này, người lao động luôn là chủ thể yếu thế hơn so với người lao động. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, người lao động cần phải hiểu rõ ai là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của mình. Công ty Luật Minh Anh xin chia sẻ bài viết dưới đây để giúp Quý khách có được kiến thức cơ bản về vấn đề này.
1. Cơ sở pháp lý về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Dựa vào các văn bản pháp lý sau đây:
– Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13;
– Nghị định số 05/2015.NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động;
– Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.
2. Nguyên tắc để giải quyết tranh chấp
Căn cứ tại Điều 194 của Bộ luật Lao động năm 2012 quy định rõ 06 nguyên tắc cơ bản mà mọi cá nhân, cơ quan có thẩm quyền đều phải có nghĩa vụ tuân thủ. Cụ thể như sau:
- Tôn trọng, đảm bảo để các bên tự thương lượng và quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động.
- Đảm bảo thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, lợi ích chung của xã hội và không trái pháp luật.
- Thực hiện công khai, khách quan, minh bạch, kịp thời, và đúng pháp luật.
- Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Việc giải quyết tranh chấp phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
- Việc giải quyết tranh chấp do cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.
3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Như vậy, tùy vào loại tranh chấp lao động là cá nhân hay tập thể về quyền hay tập thể về lợi ích mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ khác nhau.
4. Dịch vụ tư vấn và giải quyết tranh chấp lao động của Luật Minh Anh.
Với kinh nghiệm 07 năm trong lĩnh vực Luật sư, Luật Minh Anh luôn sẵn sàng giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật, đặc biệt liên quan đến lợi ích hợp pháp của người lao động. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm và luôn đặt uy tín hơn hàng đầu, chúng tôi thực hiện những công việc sau:
– Tư vấn chuyên sâu về tranh chấp lao động;
– Đại diện người lao động đàm phán, thương lượng với người sử dụng lao động để đem lại quyền lợi tốt nhất.
– Đại diện người lao động tham gia tố tụng.
⇒ Luật Minh Anh rất vinh dự được là đơn vị đại diện tư vấn và hỗ trợ các vấn đề về ” Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động” cho quý khách hàng. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại dịch vụ tốt nhất với mức chi phí ưu đãi nhất