info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Quy định của pháp luật về việc ra khỏi tổ hợp tác

Về yêu cầu của bạn bộ phận tư vấn pháp luật dân sự thuộc Luật Minh Anh xin được tư vấn như sau:
Theo quy định của pháp luật dân sự tại điều 119 BLDS năm 2005 có quy định về việc:
Ra khỏi tổ hợp tác
“1. Tổ viên có quyền ra khỏi tổ hợp tác theo các điều kiện đã thoả thuận.

  1. Tổ viên ra khỏi tổ hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản mà mình đã đóng góp vào tổ hợp tác, được chia phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ của mình đối với tổ hợp tác theo thoả thuận; nếu việc phân chia tài sản bằng hiện vật mà ảnh hưởng đến việc tiếp tục hoạt động của tổ thì tài sản được trị giá bằng tiền để chia”.

Như vậy theo quy định này thì tổ viên có quyền ra khỏi tổ hợp tác theo các điều kiện ghi trong hợp đồng hợp tác. Tổ viên có thể bị ra khỏi tổ hợp tác, chấm dứt tư cách thành vien khi tổ viên chết,  mất năng lực hành vi dân sự, bị khai trừ, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tổ hợp tác, làm ảnh hưởng không tốt đến sự tồn tại, phát triển của tổ hợp tác nếu còn là thành viên. Trong quan hệ hợp tác khi tổ viên ra khỏi tổ hợp tác thì có quyền yêu cầu nhận lại tài sản của mình đã đóng góp, được chia phần tài sản của mình trong khối tài sản chung việc phân chia có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị. Bộ luật dân sự quy định “ Nếu việc phân chia tài sản bằng hiện vật mà ảnh hưởng tới việc tiếp tục hoạt động của tổ thì tài sản được trị giá bằng tiền để chia”. Phần giá trị được chia sẽ căn cứ vào giá trị tài sản hiện còn của tổ hợp tác tại thời điểm tổ viên ra khỏi tổ hợp tác. Hơn nữa, khi tổ viên ra khỏi tổ hợp tác thì có trách nhiệm thanh toán các nghĩa vụ của mình đối với tổ hợp tác theo thỏa thuận.