info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Quy định của pháp luật về đại diện

Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành mà chủ yếu là Bộ luật dân sự 2005 có quy định Đại diện tại điều 139.
Điều 139. Đại diện
“1. Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

  1. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
  2. Quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền.
  3. Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập.
  4. Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2Điều 143của Bộ luật này”.

Theo quy định này đại diện là một quan hệ pháp lý giữa ba chủ thể gồm các quan hệ:

  • Quan hệ giữa người đại diện với người được đại diện
  • Quan hệ giữa đại diện với người thứ ba
  • Quan hệ giữa người thứ ba với người đại diện

Trong các quan hệ trên thì quan hệ giữa người được đại diện với người thứ 3 phát sinh trong giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, cho nên người được đại diện có trách nhiệm về hành vi của người đại diện với người thứ 3.
Vậy đại diện là việc một người xác lập, thực hiện giao dịch trong phạm vi đại diện làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của người khác (người được đại diện)
Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể tự mình xác lập thực hiện giao dịch dân sự nhưng cũng có thể thông qua người đại diện vì lý do khác quan và chủ quan. Tuy nhiên nếu giao dịch đó pháp luật quy định không được thực hiện thông qua người thứ 3  thì các bên tự thực hiện xác lập giao dịch đó.
Vd: lập di chúc …
Đại diện theo pháp luật là các trương hợp pháp luật quy định cá nhân có quyền đại diện cho người khác tham gia vào giao dịch dân sự, bao gồm đại diện theo quy định của pháp luật( đại diện đương nhiên) và theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đại diện bắt buộc).
Vd: Tòa chỉ định người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Đại diện theo ủy quyền (đại diện tự nguyện) là sự thỏa thuận của các bên, theo đó người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch với người thứ 3. Đại diện theo ủy quyền được xác lập thông qua giao dịch (hành vi pháp lý đơn phương hay giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền).
Người được đại diện có quyền và nghĩa vụ với người thứ 3 do người đại diện xác lập. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ này do người đại diện thực hiện, do vậy người được đại diện phải chịu trách nhiệm về hành vi của người đại diện với người thứ 3.
Người đại diệ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tuy nhiên, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi cũng có thể đại diện theo ủy quyền đối với các giao dịch pháp luật quy định không bắt buộc người từ đủ 18 tuổi trở nên thực hiện( khoản 2 điều 143 BLDS)